Người phụ nữ khiến hoàng đế Càn Long thương nhớ suốt 51 năm mãi đến khi ông qua đời
18/08/2020
Ảnh ghép minh họa.
Là một trong ba vị hoàng hậu nổi tiếng nhất trong lịch sử nhà Thanh, bà không có chiến tích hiển hách
như Hiếu Trang, cũng không quyền cao chức trọng như Từ Hi, thế nhưng mới 37 tuổi, cuộc đời gần như đã hoàn mỹ.
Bà chính là Phú Sát Thị, được người đời sau ví như “Hoàng hậu hiền đức nhất Đại Thanh”.
Được Ung Chính chọn làm phúc tấn của Hoằng Lịch
Phú Sát Thị xuất thân từ danh tộc Phú Sát Thị ở Sa Tế, thuộc Mãn Châu Tương Hoàng Kỳ.
Bà kém hoàng đế Càn Long một tuổi.
Gia đình bà rất nổi tiếng, ông nội, cha, bác đều được các hoàng đế Khang Hy,Ung Chính, Càn Long
tín nhiệm trọng dụng. Bà không chỉ xuất thân cao quý mà tính nết cũng dịu dàng, đoan trang trầm tĩnh.
Năm Phú Sát Thị lên 9 tuổi, một hôm Ung thân vương tới nhà chơi, nhìn thấy kinh sách sao chép đặt trên bàn
có khuôn hình của Âu Dương Tuân, có sự khoáng đạt của Liễu Công Quyền.
Ung thân vương liền hỏi xuất xứ của bản kinh văn chép tay. Cha của Phú Sát Thị đáp: “Là ngu nữ tập viết chữ”.
Ung Chính lại muốn tiểu cách cách tập viết chữ trước mặt mình. Tiểu cách cách suy nghĩ một chút rồi đề bút viết
bài thơ ngũ ngôn tuyệt cú “Cổ Bắc Khẩu” của Thánh tổ Hoàng đế Khang Hy:
“Đoạn sơn du Cổ Bắc, Thạch bích khai tuấn viễn, Hình thắng cố nan bằng, Tại đức bất tại hiểm”.
Ung Chính lại hỏi xem cách cách giải ý thơ của Thánh Tổ như thế nào. Cách cách nói: “Sư phụ đã giảng qua,
‘Tại đức bất tại hiểm’, câu này ghi trong trong “Sử ký – Tôn Tử Ngô liệt truyện”. Trường thành mặc dù hiểm cố,
nhưng không có nền chính trị nhân đức và trong sạch thì cho dù nơi hiểm yếu được phòng bị tốt cũng không ngăn nổi
dân tộc Mãn anh hùng. Chỉ có hiểu rõ tu nhân tài đức mới có thể thống trị thiên hạ”. Sự thông minh của Phú Sát Thị
đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng Ung Chính.
Bởi vậy, năm Phú Sát Thị 16 tuổi tham gia bát kỳ tuyển tú, bà được Ung Chính đế chọn trúng, chỉ định làm phúc tấn
của hoàng tử Hoằng Lịch. Khi đó, Hoằng Lịch sớm được bí mật lập làm thái tử. Ung Chính vì Hoằng Lịch, vì vương triều
đại Thanh mà chọn một vị hoàng hậu tương lai. Ông có đôi mắt tinh tường của một vị minh quân,
đã lựa chọn cho vương triều đại Thanh một vị hoàng hậu tài đức bậc nhất.
Hậu cung có 3000 mỹ nữ, Càn Long yêu nhất chỉ có một người
Sau khi kế thừa ngôi vị, Càn Long đã lập Phú Sát Thị làm chính cung hoàng hậu.
Trong bài thơ ca ngợi vợ, Càn Long mô tả bà “Dung mạo yểu điệu”, không chỉ đẹp
về hình dáng mà nội tâm còn toát lên khí chất thoát tục.
Chân dung Hoàng hậu Phú Sát Thị (ảnh: Theo Wikipedia).
Hoàng hậu Phú Sát Thị là người bạn tri kỷ của hoàng đế Càn Long. Bà cùng ông ngâm thơ,
vẽ tranh, chèo thuyền du ngoạn, chơi đàn… Phú Sát Thị luôn kiên nhẫn lắng nghe tâm tư
của hoàng đế, hiểu được ông nghĩ gì, tận tâm giúp ông hoàn thành mong muốn, cùng ông
chia sẻ vui buồn lo lắng, đôi lúc còn thay ông giải quyết những khó khăn.
Càn Long thường nghĩ về những cơn mưa đến các địa phương khác nhau. Gặp hạn hán,
Phú Sát Thị lại cùng chồng lo lắng và cầu Thượng Thiên ban phúc. Mỗi khi gặp hạn,
trời đổ mưa tuyết, hai vợ chồng hân hoan chia sẻ niềm vui cùng nhau.
Trong sinh hoạt, hoàng hậu đối đãi với Càn Long rất mực thương yêu, chăm sóc chu toàn.
Một lần vua Càn Long mắc bệnh lở loét, cơ thể suy yếu, thái y dặn dò cần tĩnh dưỡng trăm ngày.
Hoàng hậu liền đến bên ngoài tẩm cung hoàng đế, chăm sóc chồng một cách tỉ mỉ cẩn thận
cho đến khi hoàng đế hoàn toàn khỏi bệnh.
Hoàng đế Càn Long tuyển không ít phi tần, tuy nhiên trong hơn ba ngàn mỹ nữ, ông yêu nhất
chỉ có một người, đó là Hoàng hậu Phú Sát Thị. Vua Ung Chính từng ban thưởng cho Hoằng Lịch
hiệu Trường Xuân Cư Sĩ. Về sau, khi Càn Long lên kế vị liền ban Trường Xuân Cung ở Tử Cấm Thành,
Trường Xuân Tiên Quán ở Viên Minh Viên vốn được đặt tên theo tên hiệu của ông cho vợ yêu ở lại.
Ông nói với Hoàng hậu: “Một ngày không thấy nàng dài như ba tháng”.
Điều này có thể thấy, Càn Long đế đối với bà tình sâu nghĩa nặng không muốn rời xa.
Tự tay may hầu bao
Hoàng hậu không phải vì được yêu mến mà kiêu căng, bà là người không chỉ hiền hòa mà còn rất khiêm cung,
tuân thủ nghiêm ngặt các nghi lễ truyền thống trong cung. Trời phú cho bà tính tình giản dị, không cầu kì xa hoa.
Ngày thường bà không thích đeo vàng bạc châu ngọc, chỉ dùng thông cỏ làm ra trang sức cho chính mình.
Một lần, vua Càn Long kể với bà về tập tục xưa lúc tiên đế còn gây dựng sự nghiệp ở quan ngoại rằng:
“Quần áo đều dùng sợi tơ nhung hươu xe thành sợi để trang điểm ống tay áo, không giống như hoàng cung hiện nay
dùng kim tuyến ngân tuyến thêu làm đồ trang sức”.
Sau lần đó, hoàng hậu cố tình dùng sợi làm từ lông hươu nhung may hầu bao kiểu người Mãn tặng cho Càn Long.
Càn Long rất cảm động, từ đó trở đi ông lúc nào cũng mang nó bên người. Nhìn thấy vật dụng này, ông liền nhớ lại
thời tiên đế gây dựng sự nghiệp rất gian khổ, nhắc nhở ông không bao giờ quên cội nguồn tổ tông,
cũng ngụ ý vợ chồng thương yêu tâm đầu ý hợp.
Hoàng đế có được vợ hiền trợ giúp
Trong lúc Càn Long đang chịu tang, hoàng hậu khéo hiểu ý chồng mà thay ông làm tròn bổn phận người con.
Đối với thân mẫu Càn Long – Hoàng thái hậu Nữu Hỗ Lộc Thị, bà chăm sóc giống như mẹ đẻ, sớm chiều hầu hạ,
ân cần hỏi han. Thái hậu xuất thân nghèo khó, tính cách khác hẳn với bà, tuy nhiên hoàng hậu vẫn một mực đối với
mẹ chồng vô cùng khiêm tốn và cung kính, không hề có chút kiêu căng nào.
Thái hậu yêu mến bà đến mức gặp người là khen bà hiếu thuận, lúc nào cũng muốn con dâu ở bên cạnh mình.
Hoàng hậu chủ trì nội cung, Càn Long thường khen bà “Trì sự tinh tường” (Mọi việc đều được xử lý rất rõ ràng),
“Nặng nhẹ vừa vặn”, khiến cho 6 cung trên dưới, từ phi tần đến cung nữ, đều cảm phục tuân theo luật lệ, vui vẻ phục tùng.
Bà không bày mưu tính kế, chỉ lấy đức phục người, đối với thuộc hạ bình thản có lễ tiết, yêu thương, công bằng.
Bà đối xử với tất cả mọi người đều ôn nhu hòa nhã, khiến không khí trong cung tường hòa.
Điều này cũng giúp Càn Long chuyên tâm lo việc triều chính. Càn Long cho rằng, ông kế nghiệp tiên đế lâu dài được như vậy
là nhờ có một phần công lao của hoàng hậu, bèn xưng hiệu cho bà là: “Cổ kim hiền hậu”.
Càn Long Đế (Ảnh: Theo Wikipedia).
Chủ trì lễ mừng cha đẻ nghề nuôi tằm lần đầu tiên của triều Đại Thanh
Trong thời gian dài ở xã hội Trung Quốc cổ đại đều là nam canh nữ dệt. Tương truyền, vợ Hoàng Đế Luy Tổ là
người đầu tiên trong lịch sử dạy cho con người biết trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa, được tôn vinh là “Tiên tằm”.
Năm Càn Long thứ 9 (năm 1744), Đại Thanh lần đầu tiên làm lễ tế Thần “Tiên tằm”. Hoàng hậu làm theo “Chu lễ”,
hướng dẫn các phi tần, phúc tấn đến đàn Tiên tằm bái tế Tằm Thần Luy Tổ, hướng lên trời cầu phúc, và vì tất cả
nữ giới trong thiên hạ mà làm mẫu hái dâu nuôi tằm dệt lụa.
Sau này, cứ ba tháng trong một năm, bà đều thực hiện theo cách người xưa. Tơ tằm làm được nhiều,
bà không đành lòng vứt bỏ, liền sai người nhuộm màu, dệt thành áo hoàng gia, tự mình đem tặng cho Hoàng đế.
Càn Long quen mặc áo lông gấm ngự y dệt, lần đầu thấy loại y phục được dệt bằng tơ tằm cảm thấy vô cùng
giản dị gần gũi, thế nên đã nhiều lần mặc nó mà lên triều.
Nỗi đau mất con
Tuy nhiên, ở vai trò người mẹ, Phú Sát Thị lại quá bất hạnh.
Một năm sau khi cưới, bà sinh hạ được người con đầu là hoàng trưởng nữ, không lâu sau cô con gái nhỏ qua đời.
Con trai trưởng Vĩnh Liễn, 7 tuổi đã được ngầm chỉ định là Hoàng thái tử, Càn Long khen thái tử:
“Thông minh xuất chúng, khí chất bất phàm”. Thế nhưng, thật không ngờ hai năm sau đó, khi Vĩnh Liễn 9 tuổi
đã mắc phải bệnh phong hàn mà chết.
Mấy năm sau, hoàng hậu sinh hạ con trai út. Càn Long khen:
“Thông minh khác thường”, đặt tên Vĩnh Tông, ngầm ý sẽ là người thừa kế ngôi vị tương lai.
Nhưng thật đáng tiếc, tiểu hoàng tử chưa đầy 2 tuần tuổi vì mắc bệnh đậu mùa mà qua đời.
Trong vòng 8 năm, Phú Sát Thị hoàng hậu đã mất đi hai hoàng tử và một cách cách, 4 lần sinh thì có tới 3 đứa con
đều bị chết trẻ. Sức khỏe của bà chưa kịp hồi phục thì lại liên tiếp nhận lấy đả kích nên đã khiến thân tâm dần sinh bệnh.
“Người nào có phải là cá, đâu biết cá vui?”
Khi con trai út qua đời được 3 tháng thì Càn Long cùng Thái hậu muốn chu du Sơn Đông. Hoàng hậu bệnh nặng mới khỏi
nhưng lại không để ý đến an nguy của bản thân, khăng khăng xin đi theo phụng dưỡng. Phú Sát Thị hoàng hậu nói rằng
đêm nào bà cũng mơ thấy Thái Sơn nữ Thần Bích Hà Nguyên Quân. Bà cũng mong sau khi khỏi bệnh sẽ đi Thái Sơn
lễ tạ Thần linh. Vì vậy, Vua Càn Long đã chấp thuận lời thỉnh cầu của Hoàng hậu.
Hành trình đi có đến tế miếu Khổng, yết kiến Khổng Lâm, lên núi Thái Sơn, đến tham quan suối Bác Đột và cuối cùng là hồi kinh.
Trên thuyền rồng lúc xem cá, Hoàng hậu nhắc tới một điển tích:
“Người nào có phải là cá, đâu biết cá vui”? Khi đó, bên ngoài bà vẫn duy trì phong thái đoan trang nhã nhặn, hết lòng vì người khác
mà đảm nhiệm trọn vẹn mọi việc, nhưng bên trong thân thể sức lực đã suy kiệt.
Trên đường hồi kinh, đi tàu thuyền vất vả, Hoàng hậu đã mắc cảm phong hàn, cuối cùng bệnh nặng qua đời
trong khi hồi loan bằng thuyền tại Đức Châu, hưởng thọ 37 tuổi.
Tưởng nhớ khôn nguôi…
Hoàng hậu qua đời, không chỉ dân chúng đại Thanh để tang khóc thương mà Càn Long cũng vô cùng đau đớn.
Ông không cho phép các phi tần khác đến và ở lại cung Trường Xuân của Hoàng hậu. Những vật dụng mà Hoàng hậu
đã dùng qua như: mũ đính ngọc trai, trân châu, dụng cụ quần áo, đều được đặt y nguyên như khi Hoàng hậu còn sống
và cất giữ suốt 40 năm. Hằng năm, Càn Long đều đến nhìn những kỷ vật này để tưởng nhớ Hoàng hậu.
Càn Long khi về già (ảnh: theo Wikipedia).
Phú Sát Thị Hoàng hậu được ban cho thụy hiệu “Hiếu Hiền”, là do Càn Long đế đích thân nghĩ ra, trực tiếp ban cho,
điều này triều đại nhà Thanh không có tiền lệ. Bởi vì ông nhớ tới nguyện vọng của hoàng hậu khi còn sống:
Lúc Hoàng quý phi qua đời, Càn Long ban thưởng đặt thụy chữ Tuệ Hiền.
Phú Sát Thị ngồi bên cạnh nói: “Ngày đó có thể ban thưởng cho thiếp chữ “Hiếu Hiền” được không?”.
Sau đó một đoạn thời gian rất dài, Càn Long không lập hoàng hậu. Càn Long nói rằng tình cảm của ông và
Hiếu Hiền rất sâu nặng, bất kỳ ai cũng không thay thế được vị trí của bà trong lòng.
Cả đời Vua Càn Long viết hơn 4 vạn bài thơ, nhưng chính thức lưu truyền cho hậu thế chỉ hơn 100 bài,
đều là vì nhớ thương Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu mà làm.
Ví như:
“Chín cung đều đặt long sàng, giờ đây đối diện bẽ bàng như không”.
Tam cung lục viện, tần phi đủ, thế nhưng khi đối mặt với họ mà như là hư không.
“Nhẫn tụng Quan thư thập, chu cầm dĩ đoạn huyền”. Ý là, từ đây ta không đành lòng lại đọc
“Kinh thi” ngâm thơ bài “Quan thư”, bởi vì đàn Chu cầm của ta đã đứt dây.
Lúc 80 tuổi, trong một buổi đi thăm mộ Hiếu Hiền Hoàng Hậu, Hoàng đế Càn Long đã viết:
“Tam thu biệt hốt nhĩ, Nhất thưởng điện toan nhiên…, Hạ nhật đông chi dạ, Viễn kỳ chính nhập niên”.
Ý tứ là: Từ biệt đã nhiều mùa thu rồi, thắp hương cho bà mà ta cầm lòng không nổi nên đã khóc.
Ta cũng đã già rồi, không muốn sống đến trăm tuổi, điều duy nhất an ủi chính là,
bất quá tối đa có được hơn 20 năm ở cùng bà.
Hàng năm vào ngày giỗ, Hoàng đế Càn Long đều đích thân tới. Lần cuối cùng là lúc ông 86 tuổi.
Ông ngồi ở nơi ấy hơn nửa ngày. Mỗi khi có việc đại sự, ông đều đến mộ Phú Sát Thị kể cho bà nghe:
“Con gái chúng ta phải lấy chồng rồi”, “Cháu của chúng ta đã thành hôn”, “Chúng ta có chắt rồi”…
Hai người sống bên nhau 22 năm nhưng lại khiến Càn Long thương nhớ suốt 51 năm.
18/08/2020
Ảnh ghép minh họa.
Là một trong ba vị hoàng hậu nổi tiếng nhất trong lịch sử nhà Thanh, bà không có chiến tích hiển hách
như Hiếu Trang, cũng không quyền cao chức trọng như Từ Hi, thế nhưng mới 37 tuổi, cuộc đời gần như đã hoàn mỹ.
Bà chính là Phú Sát Thị, được người đời sau ví như “Hoàng hậu hiền đức nhất Đại Thanh”.
Được Ung Chính chọn làm phúc tấn của Hoằng Lịch
Phú Sát Thị xuất thân từ danh tộc Phú Sát Thị ở Sa Tế, thuộc Mãn Châu Tương Hoàng Kỳ.
Bà kém hoàng đế Càn Long một tuổi.
Gia đình bà rất nổi tiếng, ông nội, cha, bác đều được các hoàng đế Khang Hy,Ung Chính, Càn Long
tín nhiệm trọng dụng. Bà không chỉ xuất thân cao quý mà tính nết cũng dịu dàng, đoan trang trầm tĩnh.
Năm Phú Sát Thị lên 9 tuổi, một hôm Ung thân vương tới nhà chơi, nhìn thấy kinh sách sao chép đặt trên bàn
có khuôn hình của Âu Dương Tuân, có sự khoáng đạt của Liễu Công Quyền.
Ung thân vương liền hỏi xuất xứ của bản kinh văn chép tay. Cha của Phú Sát Thị đáp: “Là ngu nữ tập viết chữ”.
Ung Chính lại muốn tiểu cách cách tập viết chữ trước mặt mình. Tiểu cách cách suy nghĩ một chút rồi đề bút viết
bài thơ ngũ ngôn tuyệt cú “Cổ Bắc Khẩu” của Thánh tổ Hoàng đế Khang Hy:
“Đoạn sơn du Cổ Bắc, Thạch bích khai tuấn viễn, Hình thắng cố nan bằng, Tại đức bất tại hiểm”.
Ung Chính lại hỏi xem cách cách giải ý thơ của Thánh Tổ như thế nào. Cách cách nói: “Sư phụ đã giảng qua,
‘Tại đức bất tại hiểm’, câu này ghi trong trong “Sử ký – Tôn Tử Ngô liệt truyện”. Trường thành mặc dù hiểm cố,
nhưng không có nền chính trị nhân đức và trong sạch thì cho dù nơi hiểm yếu được phòng bị tốt cũng không ngăn nổi
dân tộc Mãn anh hùng. Chỉ có hiểu rõ tu nhân tài đức mới có thể thống trị thiên hạ”. Sự thông minh của Phú Sát Thị
đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng Ung Chính.
Bởi vậy, năm Phú Sát Thị 16 tuổi tham gia bát kỳ tuyển tú, bà được Ung Chính đế chọn trúng, chỉ định làm phúc tấn
của hoàng tử Hoằng Lịch. Khi đó, Hoằng Lịch sớm được bí mật lập làm thái tử. Ung Chính vì Hoằng Lịch, vì vương triều
đại Thanh mà chọn một vị hoàng hậu tương lai. Ông có đôi mắt tinh tường của một vị minh quân,
đã lựa chọn cho vương triều đại Thanh một vị hoàng hậu tài đức bậc nhất.
Hậu cung có 3000 mỹ nữ, Càn Long yêu nhất chỉ có một người
Sau khi kế thừa ngôi vị, Càn Long đã lập Phú Sát Thị làm chính cung hoàng hậu.
Trong bài thơ ca ngợi vợ, Càn Long mô tả bà “Dung mạo yểu điệu”, không chỉ đẹp
về hình dáng mà nội tâm còn toát lên khí chất thoát tục.
Chân dung Hoàng hậu Phú Sát Thị (ảnh: Theo Wikipedia).
Hoàng hậu Phú Sát Thị là người bạn tri kỷ của hoàng đế Càn Long. Bà cùng ông ngâm thơ,
vẽ tranh, chèo thuyền du ngoạn, chơi đàn… Phú Sát Thị luôn kiên nhẫn lắng nghe tâm tư
của hoàng đế, hiểu được ông nghĩ gì, tận tâm giúp ông hoàn thành mong muốn, cùng ông
chia sẻ vui buồn lo lắng, đôi lúc còn thay ông giải quyết những khó khăn.
Càn Long thường nghĩ về những cơn mưa đến các địa phương khác nhau. Gặp hạn hán,
Phú Sát Thị lại cùng chồng lo lắng và cầu Thượng Thiên ban phúc. Mỗi khi gặp hạn,
trời đổ mưa tuyết, hai vợ chồng hân hoan chia sẻ niềm vui cùng nhau.
Trong sinh hoạt, hoàng hậu đối đãi với Càn Long rất mực thương yêu, chăm sóc chu toàn.
Một lần vua Càn Long mắc bệnh lở loét, cơ thể suy yếu, thái y dặn dò cần tĩnh dưỡng trăm ngày.
Hoàng hậu liền đến bên ngoài tẩm cung hoàng đế, chăm sóc chồng một cách tỉ mỉ cẩn thận
cho đến khi hoàng đế hoàn toàn khỏi bệnh.
Hoàng đế Càn Long tuyển không ít phi tần, tuy nhiên trong hơn ba ngàn mỹ nữ, ông yêu nhất
chỉ có một người, đó là Hoàng hậu Phú Sát Thị. Vua Ung Chính từng ban thưởng cho Hoằng Lịch
hiệu Trường Xuân Cư Sĩ. Về sau, khi Càn Long lên kế vị liền ban Trường Xuân Cung ở Tử Cấm Thành,
Trường Xuân Tiên Quán ở Viên Minh Viên vốn được đặt tên theo tên hiệu của ông cho vợ yêu ở lại.
Ông nói với Hoàng hậu: “Một ngày không thấy nàng dài như ba tháng”.
Điều này có thể thấy, Càn Long đế đối với bà tình sâu nghĩa nặng không muốn rời xa.
Tự tay may hầu bao
Hoàng hậu không phải vì được yêu mến mà kiêu căng, bà là người không chỉ hiền hòa mà còn rất khiêm cung,
tuân thủ nghiêm ngặt các nghi lễ truyền thống trong cung. Trời phú cho bà tính tình giản dị, không cầu kì xa hoa.
Ngày thường bà không thích đeo vàng bạc châu ngọc, chỉ dùng thông cỏ làm ra trang sức cho chính mình.
Một lần, vua Càn Long kể với bà về tập tục xưa lúc tiên đế còn gây dựng sự nghiệp ở quan ngoại rằng:
“Quần áo đều dùng sợi tơ nhung hươu xe thành sợi để trang điểm ống tay áo, không giống như hoàng cung hiện nay
dùng kim tuyến ngân tuyến thêu làm đồ trang sức”.
Sau lần đó, hoàng hậu cố tình dùng sợi làm từ lông hươu nhung may hầu bao kiểu người Mãn tặng cho Càn Long.
Càn Long rất cảm động, từ đó trở đi ông lúc nào cũng mang nó bên người. Nhìn thấy vật dụng này, ông liền nhớ lại
thời tiên đế gây dựng sự nghiệp rất gian khổ, nhắc nhở ông không bao giờ quên cội nguồn tổ tông,
cũng ngụ ý vợ chồng thương yêu tâm đầu ý hợp.
Hoàng đế có được vợ hiền trợ giúp
Trong lúc Càn Long đang chịu tang, hoàng hậu khéo hiểu ý chồng mà thay ông làm tròn bổn phận người con.
Đối với thân mẫu Càn Long – Hoàng thái hậu Nữu Hỗ Lộc Thị, bà chăm sóc giống như mẹ đẻ, sớm chiều hầu hạ,
ân cần hỏi han. Thái hậu xuất thân nghèo khó, tính cách khác hẳn với bà, tuy nhiên hoàng hậu vẫn một mực đối với
mẹ chồng vô cùng khiêm tốn và cung kính, không hề có chút kiêu căng nào.
Thái hậu yêu mến bà đến mức gặp người là khen bà hiếu thuận, lúc nào cũng muốn con dâu ở bên cạnh mình.
Hoàng hậu chủ trì nội cung, Càn Long thường khen bà “Trì sự tinh tường” (Mọi việc đều được xử lý rất rõ ràng),
“Nặng nhẹ vừa vặn”, khiến cho 6 cung trên dưới, từ phi tần đến cung nữ, đều cảm phục tuân theo luật lệ, vui vẻ phục tùng.
Bà không bày mưu tính kế, chỉ lấy đức phục người, đối với thuộc hạ bình thản có lễ tiết, yêu thương, công bằng.
Bà đối xử với tất cả mọi người đều ôn nhu hòa nhã, khiến không khí trong cung tường hòa.
Điều này cũng giúp Càn Long chuyên tâm lo việc triều chính. Càn Long cho rằng, ông kế nghiệp tiên đế lâu dài được như vậy
là nhờ có một phần công lao của hoàng hậu, bèn xưng hiệu cho bà là: “Cổ kim hiền hậu”.
Càn Long Đế (Ảnh: Theo Wikipedia).
Chủ trì lễ mừng cha đẻ nghề nuôi tằm lần đầu tiên của triều Đại Thanh
Trong thời gian dài ở xã hội Trung Quốc cổ đại đều là nam canh nữ dệt. Tương truyền, vợ Hoàng Đế Luy Tổ là
người đầu tiên trong lịch sử dạy cho con người biết trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa, được tôn vinh là “Tiên tằm”.
Năm Càn Long thứ 9 (năm 1744), Đại Thanh lần đầu tiên làm lễ tế Thần “Tiên tằm”. Hoàng hậu làm theo “Chu lễ”,
hướng dẫn các phi tần, phúc tấn đến đàn Tiên tằm bái tế Tằm Thần Luy Tổ, hướng lên trời cầu phúc, và vì tất cả
nữ giới trong thiên hạ mà làm mẫu hái dâu nuôi tằm dệt lụa.
Sau này, cứ ba tháng trong một năm, bà đều thực hiện theo cách người xưa. Tơ tằm làm được nhiều,
bà không đành lòng vứt bỏ, liền sai người nhuộm màu, dệt thành áo hoàng gia, tự mình đem tặng cho Hoàng đế.
Càn Long quen mặc áo lông gấm ngự y dệt, lần đầu thấy loại y phục được dệt bằng tơ tằm cảm thấy vô cùng
giản dị gần gũi, thế nên đã nhiều lần mặc nó mà lên triều.
Nỗi đau mất con
Tuy nhiên, ở vai trò người mẹ, Phú Sát Thị lại quá bất hạnh.
Một năm sau khi cưới, bà sinh hạ được người con đầu là hoàng trưởng nữ, không lâu sau cô con gái nhỏ qua đời.
Con trai trưởng Vĩnh Liễn, 7 tuổi đã được ngầm chỉ định là Hoàng thái tử, Càn Long khen thái tử:
“Thông minh xuất chúng, khí chất bất phàm”. Thế nhưng, thật không ngờ hai năm sau đó, khi Vĩnh Liễn 9 tuổi
đã mắc phải bệnh phong hàn mà chết.
Mấy năm sau, hoàng hậu sinh hạ con trai út. Càn Long khen:
“Thông minh khác thường”, đặt tên Vĩnh Tông, ngầm ý sẽ là người thừa kế ngôi vị tương lai.
Nhưng thật đáng tiếc, tiểu hoàng tử chưa đầy 2 tuần tuổi vì mắc bệnh đậu mùa mà qua đời.
Trong vòng 8 năm, Phú Sát Thị hoàng hậu đã mất đi hai hoàng tử và một cách cách, 4 lần sinh thì có tới 3 đứa con
đều bị chết trẻ. Sức khỏe của bà chưa kịp hồi phục thì lại liên tiếp nhận lấy đả kích nên đã khiến thân tâm dần sinh bệnh.
“Người nào có phải là cá, đâu biết cá vui?”
Khi con trai út qua đời được 3 tháng thì Càn Long cùng Thái hậu muốn chu du Sơn Đông. Hoàng hậu bệnh nặng mới khỏi
nhưng lại không để ý đến an nguy của bản thân, khăng khăng xin đi theo phụng dưỡng. Phú Sát Thị hoàng hậu nói rằng
đêm nào bà cũng mơ thấy Thái Sơn nữ Thần Bích Hà Nguyên Quân. Bà cũng mong sau khi khỏi bệnh sẽ đi Thái Sơn
lễ tạ Thần linh. Vì vậy, Vua Càn Long đã chấp thuận lời thỉnh cầu của Hoàng hậu.
Hành trình đi có đến tế miếu Khổng, yết kiến Khổng Lâm, lên núi Thái Sơn, đến tham quan suối Bác Đột và cuối cùng là hồi kinh.
Trên thuyền rồng lúc xem cá, Hoàng hậu nhắc tới một điển tích:
“Người nào có phải là cá, đâu biết cá vui”? Khi đó, bên ngoài bà vẫn duy trì phong thái đoan trang nhã nhặn, hết lòng vì người khác
mà đảm nhiệm trọn vẹn mọi việc, nhưng bên trong thân thể sức lực đã suy kiệt.
Trên đường hồi kinh, đi tàu thuyền vất vả, Hoàng hậu đã mắc cảm phong hàn, cuối cùng bệnh nặng qua đời
trong khi hồi loan bằng thuyền tại Đức Châu, hưởng thọ 37 tuổi.
Tưởng nhớ khôn nguôi…
Hoàng hậu qua đời, không chỉ dân chúng đại Thanh để tang khóc thương mà Càn Long cũng vô cùng đau đớn.
Ông không cho phép các phi tần khác đến và ở lại cung Trường Xuân của Hoàng hậu. Những vật dụng mà Hoàng hậu
đã dùng qua như: mũ đính ngọc trai, trân châu, dụng cụ quần áo, đều được đặt y nguyên như khi Hoàng hậu còn sống
và cất giữ suốt 40 năm. Hằng năm, Càn Long đều đến nhìn những kỷ vật này để tưởng nhớ Hoàng hậu.
Càn Long khi về già (ảnh: theo Wikipedia).
Phú Sát Thị Hoàng hậu được ban cho thụy hiệu “Hiếu Hiền”, là do Càn Long đế đích thân nghĩ ra, trực tiếp ban cho,
điều này triều đại nhà Thanh không có tiền lệ. Bởi vì ông nhớ tới nguyện vọng của hoàng hậu khi còn sống:
Lúc Hoàng quý phi qua đời, Càn Long ban thưởng đặt thụy chữ Tuệ Hiền.
Phú Sát Thị ngồi bên cạnh nói: “Ngày đó có thể ban thưởng cho thiếp chữ “Hiếu Hiền” được không?”.
Cái tên “Hiếu Hiền” đã khắc họa được tính cách con người của hoàng hậu.
Sau đó một đoạn thời gian rất dài, Càn Long không lập hoàng hậu. Càn Long nói rằng tình cảm của ông và
Hiếu Hiền rất sâu nặng, bất kỳ ai cũng không thay thế được vị trí của bà trong lòng.
Cả đời Vua Càn Long viết hơn 4 vạn bài thơ, nhưng chính thức lưu truyền cho hậu thế chỉ hơn 100 bài,
đều là vì nhớ thương Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu mà làm.
Ví như:
“Chín cung đều đặt long sàng, giờ đây đối diện bẽ bàng như không”.
Tam cung lục viện, tần phi đủ, thế nhưng khi đối mặt với họ mà như là hư không.
“Nhẫn tụng Quan thư thập, chu cầm dĩ đoạn huyền”. Ý là, từ đây ta không đành lòng lại đọc
“Kinh thi” ngâm thơ bài “Quan thư”, bởi vì đàn Chu cầm của ta đã đứt dây.
Lúc 80 tuổi, trong một buổi đi thăm mộ Hiếu Hiền Hoàng Hậu, Hoàng đế Càn Long đã viết:
“Tam thu biệt hốt nhĩ, Nhất thưởng điện toan nhiên…, Hạ nhật đông chi dạ, Viễn kỳ chính nhập niên”.
Ý tứ là: Từ biệt đã nhiều mùa thu rồi, thắp hương cho bà mà ta cầm lòng không nổi nên đã khóc.
Ta cũng đã già rồi, không muốn sống đến trăm tuổi, điều duy nhất an ủi chính là,
bất quá tối đa có được hơn 20 năm ở cùng bà.
Hàng năm vào ngày giỗ, Hoàng đế Càn Long đều đích thân tới. Lần cuối cùng là lúc ông 86 tuổi.
Ông ngồi ở nơi ấy hơn nửa ngày. Mỗi khi có việc đại sự, ông đều đến mộ Phú Sát Thị kể cho bà nghe:
“Con gái chúng ta phải lấy chồng rồi”, “Cháu của chúng ta đã thành hôn”, “Chúng ta có chắt rồi”…
Hai người sống bên nhau 22 năm nhưng lại khiến Càn Long thương nhớ suốt 51 năm.
Theo Sound Of Hope
San San biên dịch
San San biên dịch