Cô gái gốc Việt mất 2 chân thành vận động viên bơi lội ở Mỹ
03/07/2020 05:01 GMT+7
Từ một cô bé bị mất cả 2 chân, Shepherd, 17 tuổi hiện là một người mẫu,
một vận động viên Paralympic tiềm năng.
Sinh ra ở Việt Nam, cô được một cặp vợ chồng người Mỹ nhận nuôi từ năm 2 tuổi.
Haven Shepherd mất 2 chân khi bố mẹ đẻ cô tự sát bằng chất kích nổ vì nghĩ rằng chuyện ngoại tình
của họ sẽ không được xã hội chấp nhận.
May mắn, Haven vẫn sống sót với đôi chân không còn nữa.
Sinh ra ở Việt Nam với cái tên Đỗ Thị Phương, cô được ông bà đưa vào trại trẻ mồ côi vì quá nghèo, không thể nuôi cháu.
20 tháng tuổi, Haven được gia đình Shepherd tới từ Missouri (Mỹ) nhận nuôi.
Kể từ đó, cô bé học cách sử dụng đôi chân giả và gắn bó với môn bơi từ năm 10 tuổi.
Không lâu sau, cô trở thành vận động viên bơi lội trong đội tuyển Paralympic Games của Mỹ.
“Khi còn nhỏ, nghe mọi người kể lại câu chuyện tại sao tôi lại mất đi đôi chân, tôi cảm thấy đó là chuyện bình thường
và hoàn toàn có thể xảy ra với những người khác.
Nhưng khi lớn dần, tôi nhận ra có lẽ mình là người duy nhất ở trong tình huống như thế này”.
“Tôi nói với mọi người sự thật, rằng bố mẹ tôi ngoại tình, sinh ra tôi, và họ nghĩ rằng không ai chấp nhận điều đó.
Hậu quả là đôi chân của tôi mất đi sau vụ tự tử của bố mẹ”.
Haven điều trị ở bệnh viện khi còn nhỏ.
Haven cho biết, gia đình bố mẹ nuôi luôn ủng hộ và dạy cô rằng không được thiếu tự tin khi dùng chân giả.
“Tôi nhớ có lần ngồi xem các bạn nữ chơi bóng rổ, tôi đã nghĩ rằng mình chẳng thể chơi môn thể thao này
vì mình không có chân, nhưng sau đó chị gái đã nói tôi phải thử”.
“Chị bảo tôi đừng ngồi trên ghế rồi cảm thấy nuối tiếc về thiệt thòi của mình.
Lúc ấy, tôi đã nghĩ chị thật là xấu tính, nhưng chính câu nói đó đã giúp tôi rất nhiều”.
Kể từ khi ấy, Haven mạnh dạn tham gia các môn thể thao. Khi biết cô bơi giỏi, nhiều người đã tỏ ra ngạc nhiên.
“Điều tôi thích nhất khi bơi là được cởi bỏ đôi chân giả và tận hưởng cảm giác thoải mái khi ở dưới nước.
Tôi như ở trong thế giới của riêng mình”.
Ngoài bơi lội, Haven cũng học làm người mẫu. “Tôi bắt đầu học làm người mẫu sau khi nhận ra rằng nhiều người
đang không hài lòng về bản thân. Tôi muốn cho họ thấy rằng khác biệt là điều bình thường”.
Haven muốn mọi người nhìn vào những điểm khác biệt theo cách tích cực.
“Sự đa dạng của cuộc sống là một điều tốt. Nếu tôi cảm thấy thoải mái thì họ cũng có thể làm vậy”.
Haven và bố mẹ nuôi.
Ông bà Shelly và Rob Shephard biết đến Haven thông qua Tổ chức Touch A Life dành cho trẻ vô gia cư vào năm 2005.
Bà Shelly - người mẹ của 7 đứa con - chia sẻ: “Chúng tôi được nghe kể về những gì đã xảy ra với Haven.
Chúng tôi cũng biết ông bà con bé quá nghèo đến mức không thể nuôi được cháu”.
Mặc dù, ban đầu ông Rob đã rất đắn đo về việc nhận con nuôi, nhưng sau đó ông có cảm tình với cô bé ngay lập tức.
“Haven thậm chí còn không chịu ngủ trưa trừ khi anh ấy ôm nó. Theo thời gian, con bé làm chúng tôi nhận ra rằng
con bé đã chọn chúng tôi, và việc không có đôi chân chẳng có gì là nghiêm trọng cả”.
Shelly cho biết, bà đã khá lo lắng khi nghĩ đến việc phải nói cho Haven biết chuyện gì đã xảy ra với con bé,
nhưng cuối cùng bà cũng cố gắng để câu chuyện đó trở thành một phần cuộc sống của Haven.
Haven được mẹ Shelly kể lại câu chuyện cuộc đời mình khi mới 5 tuổi.
Sau khi nghe xong, cô bé đã nhận xét: “Chà, thật ngu ngốc”.
Ban đầu, vợ chồng bà Shelly định dạy piano cho cô con gái khuyết tật thay vì cho cô học các môn thể thao,
nhưng mơ ước trở thành một vận động viên của Haven nổi bật hơn hẳn những đứa con khác của họ.
Không chỉ sống với niềm đam mê của mình, Haven còn thường xuyên tới các bệnh viện, động viên những người
khuyết tật nên chấp nhận khiếm khuyết của mình, vượt lên số phận để sống lạc quan.
Ước mơ của Haven là được tham gia Thế vận hội dành cho người khuyết tật.
Ngoài bơi lội, cô còn là người mẫu thời trang.
03/07/2020 05:01 GMT+7
Từ một cô bé bị mất cả 2 chân, Shepherd, 17 tuổi hiện là một người mẫu,
một vận động viên Paralympic tiềm năng.
Sinh ra ở Việt Nam, cô được một cặp vợ chồng người Mỹ nhận nuôi từ năm 2 tuổi.
Haven Shepherd mất 2 chân khi bố mẹ đẻ cô tự sát bằng chất kích nổ vì nghĩ rằng chuyện ngoại tình
của họ sẽ không được xã hội chấp nhận.
May mắn, Haven vẫn sống sót với đôi chân không còn nữa.
Sinh ra ở Việt Nam với cái tên Đỗ Thị Phương, cô được ông bà đưa vào trại trẻ mồ côi vì quá nghèo, không thể nuôi cháu.
20 tháng tuổi, Haven được gia đình Shepherd tới từ Missouri (Mỹ) nhận nuôi.
Kể từ đó, cô bé học cách sử dụng đôi chân giả và gắn bó với môn bơi từ năm 10 tuổi.
Không lâu sau, cô trở thành vận động viên bơi lội trong đội tuyển Paralympic Games của Mỹ.
“Khi còn nhỏ, nghe mọi người kể lại câu chuyện tại sao tôi lại mất đi đôi chân, tôi cảm thấy đó là chuyện bình thường
và hoàn toàn có thể xảy ra với những người khác.
Nhưng khi lớn dần, tôi nhận ra có lẽ mình là người duy nhất ở trong tình huống như thế này”.
“Tôi nói với mọi người sự thật, rằng bố mẹ tôi ngoại tình, sinh ra tôi, và họ nghĩ rằng không ai chấp nhận điều đó.
Hậu quả là đôi chân của tôi mất đi sau vụ tự tử của bố mẹ”.
Haven điều trị ở bệnh viện khi còn nhỏ.
Haven cho biết, gia đình bố mẹ nuôi luôn ủng hộ và dạy cô rằng không được thiếu tự tin khi dùng chân giả.
“Tôi nhớ có lần ngồi xem các bạn nữ chơi bóng rổ, tôi đã nghĩ rằng mình chẳng thể chơi môn thể thao này
vì mình không có chân, nhưng sau đó chị gái đã nói tôi phải thử”.
“Chị bảo tôi đừng ngồi trên ghế rồi cảm thấy nuối tiếc về thiệt thòi của mình.
Lúc ấy, tôi đã nghĩ chị thật là xấu tính, nhưng chính câu nói đó đã giúp tôi rất nhiều”.
Kể từ khi ấy, Haven mạnh dạn tham gia các môn thể thao. Khi biết cô bơi giỏi, nhiều người đã tỏ ra ngạc nhiên.
“Điều tôi thích nhất khi bơi là được cởi bỏ đôi chân giả và tận hưởng cảm giác thoải mái khi ở dưới nước.
Tôi như ở trong thế giới của riêng mình”.
Ngoài bơi lội, Haven cũng học làm người mẫu. “Tôi bắt đầu học làm người mẫu sau khi nhận ra rằng nhiều người
đang không hài lòng về bản thân. Tôi muốn cho họ thấy rằng khác biệt là điều bình thường”.
Haven muốn mọi người nhìn vào những điểm khác biệt theo cách tích cực.
“Sự đa dạng của cuộc sống là một điều tốt. Nếu tôi cảm thấy thoải mái thì họ cũng có thể làm vậy”.
Haven và bố mẹ nuôi.
Ông bà Shelly và Rob Shephard biết đến Haven thông qua Tổ chức Touch A Life dành cho trẻ vô gia cư vào năm 2005.
Bà Shelly - người mẹ của 7 đứa con - chia sẻ: “Chúng tôi được nghe kể về những gì đã xảy ra với Haven.
Chúng tôi cũng biết ông bà con bé quá nghèo đến mức không thể nuôi được cháu”.
Mặc dù, ban đầu ông Rob đã rất đắn đo về việc nhận con nuôi, nhưng sau đó ông có cảm tình với cô bé ngay lập tức.
“Haven thậm chí còn không chịu ngủ trưa trừ khi anh ấy ôm nó. Theo thời gian, con bé làm chúng tôi nhận ra rằng
con bé đã chọn chúng tôi, và việc không có đôi chân chẳng có gì là nghiêm trọng cả”.
Shelly cho biết, bà đã khá lo lắng khi nghĩ đến việc phải nói cho Haven biết chuyện gì đã xảy ra với con bé,
nhưng cuối cùng bà cũng cố gắng để câu chuyện đó trở thành một phần cuộc sống của Haven.
Haven được mẹ Shelly kể lại câu chuyện cuộc đời mình khi mới 5 tuổi.
Sau khi nghe xong, cô bé đã nhận xét: “Chà, thật ngu ngốc”.
Ban đầu, vợ chồng bà Shelly định dạy piano cho cô con gái khuyết tật thay vì cho cô học các môn thể thao,
nhưng mơ ước trở thành một vận động viên của Haven nổi bật hơn hẳn những đứa con khác của họ.
Không chỉ sống với niềm đam mê của mình, Haven còn thường xuyên tới các bệnh viện, động viên những người
khuyết tật nên chấp nhận khiếm khuyết của mình, vượt lên số phận để sống lạc quan.
Ước mơ của Haven là được tham gia Thế vận hội dành cho người khuyết tật.
Ngoài bơi lội, cô còn là người mẫu thời trang.
Đăng Dương(Theo Daily Mail)