Thót tim xem người đàn ông tắm cho rắn hổ mang chúa(+video)
31/05/2020 10:37 GMT+7
Đoạn video quay lại cảnh tượng người đàn ông đang tắm cho một con
rắn hổ mang chúa cỡ lớn tại một khoảng sân khiến nhiều người sửng sốt.
Hình ảnh trong đoạn video được chia sẻ trên mạng xã hội
Susanta Nanda, nhân viên của Cơ quan Lâm nghiệp Ấn Độ, cuối tuần trước đã chia sẻ một đoạn video
quay cảnh người đàn ông cầm xô nước đổ ào ào lên đầu con rắn hổ mang cỡ lớn.
Trong đoạn clip, con vật vốn nổi tiếng hung dữ đứng yên và không biểu lộ bất kỳ dấu hiệu hiếu chiến nào.
Sau lần dội đầu tiên, người đàn ông trong clip, trông có vẻ như đã được huấn luyện đối phó với rắn, cẩn trọng
sờ nhẹ lên đầu của con vật vài lần. Sau khi con vật có vẻ ngoan ngoãn, anh này tiếp tục dội số nước còn lại
trong xô lên đầu của con rắn.
Thót tim xem người đàn ông tắm cho rắn hổ mang chúa
Kể từ khi được chia sẻ trên mạng xã hội Twitter từ cuối tuần trước, đoạn clip dài 51 giây này đã trở nên nổi tiếng
mạng xã hội với hơn 162.000 lượt xem, 2.500 lượt chia sẻ và gần 10.000 lượt bình luận.
Mọi người khen ngợi sự can đảm và kỹ năng của người đàn ông khi dám tắm cho con rắn nguy hiểm bậc nhất hành tinh.
Rắn hổ mang chúa chính là loài rắn độc dài nhất trên trái đất. Theo tờ National Graphic, loài rắn này có thể “đứng lên”
và cao ngang bằng một người trưởng thành. Hàm lượng chất độc trong một phát cắn của loài vật này có thể đủ để
cướp đi tính mạng của 20 người.
Trong khi đó, một số người dùng Twitter cho rằng người đàn ông trong đoạn clip chính là Vava Suresh,
nhà bảo tồn động vật hoang dã kiêm chuyên gia về rắn có tiếng tại Ấn Độ.
Vava Suresh nổi tiếng với nhiệm vụ cứu những con rắn hoang dã đi lạc vào các khu vực sinh sống của con người ở bang Kerala, Ấn Độ.
Tính đến tháng 4/2020, ông đã bắt được 191 con rắn hổ mang chúa và được cho là đã bắt và giải cứu hơn 50.000 con rắn đi lạc.
Bởi thường xuyên không sử dụng các thiết bị bảo hộ trong các hoạt động giải cứu rắn, Vava Suresh
cũng từng bị rắn độc cắn 300 lần và bị các loài rắn khác cắn hàng ngàn lần, phải nhập viện nhiều lần trước đó.
31/05/2020 10:37 GMT+7
Đoạn video quay lại cảnh tượng người đàn ông đang tắm cho một con
rắn hổ mang chúa cỡ lớn tại một khoảng sân khiến nhiều người sửng sốt.
Hình ảnh trong đoạn video được chia sẻ trên mạng xã hội
Susanta Nanda, nhân viên của Cơ quan Lâm nghiệp Ấn Độ, cuối tuần trước đã chia sẻ một đoạn video
quay cảnh người đàn ông cầm xô nước đổ ào ào lên đầu con rắn hổ mang cỡ lớn.
Trong đoạn clip, con vật vốn nổi tiếng hung dữ đứng yên và không biểu lộ bất kỳ dấu hiệu hiếu chiến nào.
Sau lần dội đầu tiên, người đàn ông trong clip, trông có vẻ như đã được huấn luyện đối phó với rắn, cẩn trọng
sờ nhẹ lên đầu của con vật vài lần. Sau khi con vật có vẻ ngoan ngoãn, anh này tiếp tục dội số nước còn lại
trong xô lên đầu của con rắn.
Thót tim xem người đàn ông tắm cho rắn hổ mang chúa
Kể từ khi được chia sẻ trên mạng xã hội Twitter từ cuối tuần trước, đoạn clip dài 51 giây này đã trở nên nổi tiếng
mạng xã hội với hơn 162.000 lượt xem, 2.500 lượt chia sẻ và gần 10.000 lượt bình luận.
Mọi người khen ngợi sự can đảm và kỹ năng của người đàn ông khi dám tắm cho con rắn nguy hiểm bậc nhất hành tinh.
Rắn hổ mang chúa chính là loài rắn độc dài nhất trên trái đất. Theo tờ National Graphic, loài rắn này có thể “đứng lên”
và cao ngang bằng một người trưởng thành. Hàm lượng chất độc trong một phát cắn của loài vật này có thể đủ để
cướp đi tính mạng của 20 người.
Trong khi đó, một số người dùng Twitter cho rằng người đàn ông trong đoạn clip chính là Vava Suresh,
nhà bảo tồn động vật hoang dã kiêm chuyên gia về rắn có tiếng tại Ấn Độ.
Vava Suresh nổi tiếng với nhiệm vụ cứu những con rắn hoang dã đi lạc vào các khu vực sinh sống của con người ở bang Kerala, Ấn Độ.
Tính đến tháng 4/2020, ông đã bắt được 191 con rắn hổ mang chúa và được cho là đã bắt và giải cứu hơn 50.000 con rắn đi lạc.
Bởi thường xuyên không sử dụng các thiết bị bảo hộ trong các hoạt động giải cứu rắn, Vava Suresh
cũng từng bị rắn độc cắn 300 lần và bị các loài rắn khác cắn hàng ngàn lần, phải nhập viện nhiều lần trước đó.
Theo NDTV/ Dân Trí