Lên núi tìm thứ "thoắt ẩn thoắt hiện", bán 1 kg có ngay 5 triệu
Thứ Bảy, ngày 13/07/2019 09:55 AM (GMT+7)
Quá trình tìm kiếm sản vật này không hề dễ dàng, cả ngày có khi chỉ thu được vài lạng.
Thậm chí, vị trí chúng mọc rất khó biết và có thể không mọc lại ở vị trí cũ.
Nấm Guchchi hay Morels, có mức giá đắt đáng kinh ngạc
14.000 Rupee – 15.000 Rupee/1kg (~4,7 triệu đồng – 5,5 triệu đồng/kg).
Nhiều nơi trên thế giới vùng ôn đới cũng có nấm này.
Tuy nhiên, khi thu hoạch nấm phải phân biệt được giữa nấm morels chuẩn và
các loại nấm hoang dại chứa độc. Những tay thợ săn nấm chuyên nghiệp sẽ có kinh nghiệm
phân biệt, còn người không có kinh nghiệm cẩn thận nhầm với các loại nấm dại chứa độc.
Loại nấm này mọc hoang ở thung lũng Kangara, Manali
và các khu vực khác ở Himachal Pradesh (Ấn Độ).
Phần mũ nấm xốp, hình tổ ong và các nếp gấp trông không đẹp mắt.
Nhưng bên trong nó chứa hương vị thơm ngon.
Những người dân đi tìm nấm sẽ thu hoạch
chúng từ tháng 3 đến cuối tháng 5.
Chuyên gia về thực vật học ở Đại học Jammu (Ấn Độ)
cho biết, buổi sáng sớm là thời điểm tốt nhất để thu hoạch nấm này.
Theo tờ NDTV, người dân sẽ đi cả ngày qua những khu vực nguy hiểm,
đôi khi phải đào qua lớp tuyết dày để tìm nấm.
Nấm Guchchi mọc trên các khúc gỗ mục hay lá mục và thậm chí mọc ở đất mùn.
Có những khi tìm cả ngày nhưng chỉ thu được vài lạng nấm.
Loại nấm này rất dễ bị nát nên cần cố gắng giữ được phần tổ ong ở trên đầu.
Người thu hoạch nấm có thể mất vài tháng để sấy khô và bán ra thị trường.
Người dân địa phương không giữ nấm lại để dùng
mà đem bán kiếm kế sinh nhai.
Theo tờ NDTV, có những câu chuyện nói rằng sấm sét, ánh sáng giúp nấm này
phát triển nhanh và chúng phát triển tốt ở những khu vực rừng bị cháy.
Nhưng đến nay, các câu chuyện này vẫn chưa được xác nhận.
Điều đáng nói là không thể đoán trước được nơi nấm Guchchi mọc.
Có những vị trí trước đây chúng mọc nhưng có thể không mọc ở vị trí đó
mà lại xuất hiện ở nơi khác.
Nếu nấu loại nấm này theo vùng Kashmiri, chúng sẽ được thái hạt lựu rồi
xào với các gia vị. Ngoài ra, còn có thể lấy nấm này nấu trong siro để thưởng thức.
Thứ Bảy, ngày 13/07/2019 09:55 AM (GMT+7)
Quá trình tìm kiếm sản vật này không hề dễ dàng, cả ngày có khi chỉ thu được vài lạng.
Thậm chí, vị trí chúng mọc rất khó biết và có thể không mọc lại ở vị trí cũ.
Nấm Guchchi hay Morels, có mức giá đắt đáng kinh ngạc
14.000 Rupee – 15.000 Rupee/1kg (~4,7 triệu đồng – 5,5 triệu đồng/kg).
Nhiều nơi trên thế giới vùng ôn đới cũng có nấm này.
Tuy nhiên, khi thu hoạch nấm phải phân biệt được giữa nấm morels chuẩn và
các loại nấm hoang dại chứa độc. Những tay thợ săn nấm chuyên nghiệp sẽ có kinh nghiệm
phân biệt, còn người không có kinh nghiệm cẩn thận nhầm với các loại nấm dại chứa độc.
Loại nấm này mọc hoang ở thung lũng Kangara, Manali
và các khu vực khác ở Himachal Pradesh (Ấn Độ).
Phần mũ nấm xốp, hình tổ ong và các nếp gấp trông không đẹp mắt.
Nhưng bên trong nó chứa hương vị thơm ngon.
Những người dân đi tìm nấm sẽ thu hoạch
chúng từ tháng 3 đến cuối tháng 5.
Chuyên gia về thực vật học ở Đại học Jammu (Ấn Độ)
cho biết, buổi sáng sớm là thời điểm tốt nhất để thu hoạch nấm này.
Theo tờ NDTV, người dân sẽ đi cả ngày qua những khu vực nguy hiểm,
đôi khi phải đào qua lớp tuyết dày để tìm nấm.
Nấm Guchchi mọc trên các khúc gỗ mục hay lá mục và thậm chí mọc ở đất mùn.
Có những khi tìm cả ngày nhưng chỉ thu được vài lạng nấm.
Loại nấm này rất dễ bị nát nên cần cố gắng giữ được phần tổ ong ở trên đầu.
Người thu hoạch nấm có thể mất vài tháng để sấy khô và bán ra thị trường.
Người dân địa phương không giữ nấm lại để dùng
mà đem bán kiếm kế sinh nhai.
Theo tờ NDTV, có những câu chuyện nói rằng sấm sét, ánh sáng giúp nấm này
phát triển nhanh và chúng phát triển tốt ở những khu vực rừng bị cháy.
Nhưng đến nay, các câu chuyện này vẫn chưa được xác nhận.
Điều đáng nói là không thể đoán trước được nơi nấm Guchchi mọc.
Có những vị trí trước đây chúng mọc nhưng có thể không mọc ở vị trí đó
mà lại xuất hiện ở nơi khác.
Nếu nấu loại nấm này theo vùng Kashmiri, chúng sẽ được thái hạt lựu rồi
xào với các gia vị. Ngoài ra, còn có thể lấy nấm này nấu trong siro để thưởng thức.
Nghi Dung (Tổng hợp)