"Cổng địa ngục" của thế giới nằm ở đâu?
Thứ Hai, ngày 18/03/2019
Hố Darvaza hay còn gọi là “Cổng địa ngục” của thế giới nằm giữa sa mạc khô cằn ở Turkmenistan.
“Cổng địa ngục” thực chất là một hố lớn bốc cháy có độ sâu 20m nằm giữa sa mạc Karakum ở Turkmenistan.
Phần lớn lãnh thổ Turkmenistan là sa mạc và Karakum là sa mạc lớn nhất tại quốc gia Tây Á này.
Lửa dưới “Cổng địa ngục” vẫn cháy liên tục suốt hơn 40 năm qua.
Nguyên nhân được lý giải là do nó nằm ở khu vực có nhiều dầu mỏ và khí tự nhiên.
Vào năm 1971, hai nhà địa chất học Liên Xô đã khoan thăm dò trên sa mạc Karakum
để khai thác khí đốt, nhưng mặt đất bất ngờ sụt xuống và tạo thành một hố lớn.
Để ngăn chặn khí độc thoát lên từ dưới lòng đất,
các nhà địa chất học đã dùng lửa đốt khí trong hố.
Kết quả là lửa vẫn cháy liên tục từ đó cho đến nay.
Hố lửa sau đó được người dân địa phương đặt tên là Darvaza hay
còn được gọi là “Cổng địa ngục”.
Cùng với lửa, hố Darvaza cũng bốc ra mùi khí lưu huỳnh có thể được ngửi thấy từ xa.
Vào ban đêm, lửa từ hố Darvaza có thể được nhìn thấy từ cách nhiều km.
Hình ảnh lửa bốc cháy từ “Cổng địa ngục” có thể dễ dàng chụp được từ vệ tinh.
Vào năm 2010, Tổng thống Turkmenistan Gurbanguly Berdimuhamedow ra lệnh lấp hố Darvaza.
Ý tưởng được đưa ra nhằm tăng sản lượng và xuất khẩu khí đốt của Turkmenistan.
Nhưng vào thời điểm đó, hố Darvaza thu hút rất đông du khách và
trở thành nguồn thu nhập quan trọng đối với kinh tế địa phương.
Chính phủ Turkmenistan đã quyết định để lửa trong hố Darvaza cháy cho đến khi nó tắt tự nhiên.
Do trữ lượng khí đốt trong đất ở Turkmenistan rất lớn, nên không biết đến khi nào lửa trong hố Darvaza mới ngừng cháy tự nhiên.
Hiện tại, hố Darvaza là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất thế giới.
Thứ Hai, ngày 18/03/2019
Hố Darvaza hay còn gọi là “Cổng địa ngục” của thế giới nằm giữa sa mạc khô cằn ở Turkmenistan.
“Cổng địa ngục” thực chất là một hố lớn bốc cháy có độ sâu 20m nằm giữa sa mạc Karakum ở Turkmenistan.
Phần lớn lãnh thổ Turkmenistan là sa mạc và Karakum là sa mạc lớn nhất tại quốc gia Tây Á này.
Lửa dưới “Cổng địa ngục” vẫn cháy liên tục suốt hơn 40 năm qua.
Nguyên nhân được lý giải là do nó nằm ở khu vực có nhiều dầu mỏ và khí tự nhiên.
Vào năm 1971, hai nhà địa chất học Liên Xô đã khoan thăm dò trên sa mạc Karakum
để khai thác khí đốt, nhưng mặt đất bất ngờ sụt xuống và tạo thành một hố lớn.
Để ngăn chặn khí độc thoát lên từ dưới lòng đất,
các nhà địa chất học đã dùng lửa đốt khí trong hố.
Kết quả là lửa vẫn cháy liên tục từ đó cho đến nay.
Hố lửa sau đó được người dân địa phương đặt tên là Darvaza hay
còn được gọi là “Cổng địa ngục”.
Cùng với lửa, hố Darvaza cũng bốc ra mùi khí lưu huỳnh có thể được ngửi thấy từ xa.
Vào ban đêm, lửa từ hố Darvaza có thể được nhìn thấy từ cách nhiều km.
Hình ảnh lửa bốc cháy từ “Cổng địa ngục” có thể dễ dàng chụp được từ vệ tinh.
Vào năm 2010, Tổng thống Turkmenistan Gurbanguly Berdimuhamedow ra lệnh lấp hố Darvaza.
Ý tưởng được đưa ra nhằm tăng sản lượng và xuất khẩu khí đốt của Turkmenistan.
Nhưng vào thời điểm đó, hố Darvaza thu hút rất đông du khách và
trở thành nguồn thu nhập quan trọng đối với kinh tế địa phương.
Chính phủ Turkmenistan đã quyết định để lửa trong hố Darvaza cháy cho đến khi nó tắt tự nhiên.
Do trữ lượng khí đốt trong đất ở Turkmenistan rất lớn, nên không biết đến khi nào lửa trong hố Darvaza mới ngừng cháy tự nhiên.
Hiện tại, hố Darvaza là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất thế giới.
Theo DV