Chuyện lạ trong căn chòi nát trên đất vàng triệu đô Sài Gòn
12/03/2019 04:20 GMT+7
Điện nước phải đi xin dùng, đêm đến muỗi vo ve, côn trùng kêu ỉnh ỏi
nhưng đi đâu ông Năm (TP.HCM) cũng chỉ muốn về căn nhà lá của mình.
Vợ chồng ông Nguyễn Văn Năm (phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, TP.HCM ) làm nghề trồng lúa
hơn 20 năm nay. Sau hơn 30 năm kết hôn, họ tạo lập được căn nhà ở khu dân cư sầm uất quận 2,
nhưng lại ra đồng dựng căn chòi, rộng hơn 20 m2 ở.
Ông Năm cho biết, ông yêu thích nét thanh tịnh, không gian thoáng đãng ở cánh đồng lúa
thẳng cánh cò bay của phường Thạnh Mỹ Lợi, vì thế không muốn rời xa.
Hằng ngày, hết giờ làm đồng, ông lại vào khu rừng dừa nước bên nhà bắt chim sâu, hái trái ăn.
Ngoài trồng lúa, ông Năm và vợ trồng thêm rau, nha đam trước nhà làm thức ăn hằng ngày.
Hiện ông Năm và vợ thuê 3 mẫu đất trồng rau đắng, bòn bon, rau muống.
Hằng ngày, bà hái rau giao cho các quán nhậu, quán ăn gần nơi ở,
thu nhập cũng được khoảng 400 nghìn đồng/ngày.
Đám rau gặp nước nên luôn xanh tốt, chẳng cần phân tro.
Hái rau xong, bà Xuân, vợ ông Năm rửa sạch mới đi giao cho khách.
Căn chòi được dựng bằng mấy thân cây, những lá dừa nước, tấm bạt lớn làm mái.
Điện nước phải đi xin những nhà trong khu dân cư gần đó về dùng.
Ban đêm muỗi vo ve, côn trung kêu inh ỏi nhưng cả ông Năm và vợ
không muốn rời xa nơi này.
Người đàn ông 58 tuổi này cho biết, thời gian tới,
khi các công trình xây dựng khởi công, ông sẽ phải đi nên rất tiếc.
Dịp Tết vừa rồi, ông năm mua mấy chậu cúc về trang trí cho căn chòi có không khi Tết.
“Ở đây, đêm nghe tiếng dế kêu, muỗi nhiều vô kể nhưng yên bình lắm.
Xa quê hơn 20 năm rồi chúng tôi vẫn giữ nét văn hóa sinh hoạt của
người dân miền Tây”, ông Năm nói.
Ngoài vợ chồng ông Năm, nơi đây còn có khoảng 5-6 hộ dân khác
đến đây dựng chòi ở tạm, trồng lúa, nuôi cá, gà, vịt và trồng rau.
Bà Trần Thị Phương Thảo, Phó chủ tịch UBND phường Thạnh Mỹ Lợi (quận 2, TP.HCM) cho biết,
vợ chồng ông Năm là một trong những hộ trồng lúa ở phường hơn 20 năm qua.
Ngoài trồng lúa, họ còn trồng rau, đào ao nuôi cá.
Thời gian tới, khi phía công ty sở hữu đất xây dựng các công trình thì họ phải trả lại đất.
12/03/2019 04:20 GMT+7
Điện nước phải đi xin dùng, đêm đến muỗi vo ve, côn trùng kêu ỉnh ỏi
nhưng đi đâu ông Năm (TP.HCM) cũng chỉ muốn về căn nhà lá của mình.
Vợ chồng ông Nguyễn Văn Năm (phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, TP.HCM ) làm nghề trồng lúa
hơn 20 năm nay. Sau hơn 30 năm kết hôn, họ tạo lập được căn nhà ở khu dân cư sầm uất quận 2,
nhưng lại ra đồng dựng căn chòi, rộng hơn 20 m2 ở.
Ông Năm cho biết, ông yêu thích nét thanh tịnh, không gian thoáng đãng ở cánh đồng lúa
thẳng cánh cò bay của phường Thạnh Mỹ Lợi, vì thế không muốn rời xa.
Hằng ngày, hết giờ làm đồng, ông lại vào khu rừng dừa nước bên nhà bắt chim sâu, hái trái ăn.
Ngoài trồng lúa, ông Năm và vợ trồng thêm rau, nha đam trước nhà làm thức ăn hằng ngày.
Hiện ông Năm và vợ thuê 3 mẫu đất trồng rau đắng, bòn bon, rau muống.
Hằng ngày, bà hái rau giao cho các quán nhậu, quán ăn gần nơi ở,
thu nhập cũng được khoảng 400 nghìn đồng/ngày.
Đám rau gặp nước nên luôn xanh tốt, chẳng cần phân tro.
Hái rau xong, bà Xuân, vợ ông Năm rửa sạch mới đi giao cho khách.
Căn chòi được dựng bằng mấy thân cây, những lá dừa nước, tấm bạt lớn làm mái.
Điện nước phải đi xin những nhà trong khu dân cư gần đó về dùng.
Ban đêm muỗi vo ve, côn trung kêu inh ỏi nhưng cả ông Năm và vợ
không muốn rời xa nơi này.
Người đàn ông 58 tuổi này cho biết, thời gian tới,
khi các công trình xây dựng khởi công, ông sẽ phải đi nên rất tiếc.
Dịp Tết vừa rồi, ông năm mua mấy chậu cúc về trang trí cho căn chòi có không khi Tết.
“Ở đây, đêm nghe tiếng dế kêu, muỗi nhiều vô kể nhưng yên bình lắm.
Xa quê hơn 20 năm rồi chúng tôi vẫn giữ nét văn hóa sinh hoạt của
người dân miền Tây”, ông Năm nói.
Ngoài vợ chồng ông Năm, nơi đây còn có khoảng 5-6 hộ dân khác
đến đây dựng chòi ở tạm, trồng lúa, nuôi cá, gà, vịt và trồng rau.
Bà Trần Thị Phương Thảo, Phó chủ tịch UBND phường Thạnh Mỹ Lợi (quận 2, TP.HCM) cho biết,
vợ chồng ông Năm là một trong những hộ trồng lúa ở phường hơn 20 năm qua.
Ngoài trồng lúa, họ còn trồng rau, đào ao nuôi cá.
Thời gian tới, khi phía công ty sở hữu đất xây dựng các công trình thì họ phải trả lại đất.
Tú Anh - Hoài Nam