Bệnh lạ khiến người phụ nữ phải dầm mình 20 năm trong hồ nước
Đã hai thập kỷ trôi qua nhưng người phụ nữ 65 tuổi tại Ấn Độ vẫn phải ngày ngày dầm mình trong làn nước và không có dấu hiệu nào là sẽ được chữa khỏi.
Cô Pataruni Gosh sống tại một ngôi làng nhỏ ở Tây Bengal, Ấn Độ đã mắc phải một chứng bệnh vô cùng kỳ lạ. Vì bệnh tật, ngày nào cô Pataruni Gosh cũng phải ngâm mình trong một hồ nước gần nhà.
Cụ thể, trước khi mặt trời mọc mỗi ngày, cô Pataruni Gosh phải thức dậy đi ra hồ nước. Cô luôn để nước ngập đến cổ mình và giữ như thế cho tới tận khi mặt trời lặn mới trở lên bờ. “Thói quen” này đã được thực hiện từ năm 1998, khi khắp cơ thể cô Pataruni Gosh bắt đầu viêm sưng, lở loét.
Chỉ có duy nhất việc dầm mình trong làn nước mới có thể giúp cô Pataruni Gosh vơi bớt đau đớn. Và cô đã phải “chữa trị” theo cách này trong suốt 20 năm qua. Trung bình, mỗi ngày cô Pataruni Gosh phải dầm mình từ 12 đến 14 tiếng đồng hồ.
Cũng vì quá gắn bó với hồ nước nên cô Pataruni Gosh được nhiều người dân địa phương tin tưởng rằng, sẽ có ngày cô hóa thành “linh hồn của hồ nước”.
Tuy nhiên, hằng ngày cô Pataruni Gosh chỉ có thể ăn được chút ít cơm và rau do tình trạng cơ thể. Họ hàng của cô Pataruni Gosh thường phải đưa thức ăn đến tận hồ và người phụ nữ già yếu đã phải ăn ngay trong lúc ngâm mình dưới nước để tránh cho da dẻ bị ánh mặt trời làm tổn thương.
Vì gia đình quá nghèo khổ nên cô Pataruni Gosh không có điều kiện tới bệnh viện điều trị.
Người già của cô Gosh cũng chỉ có thể đến thăm nom và theo dõi tình trạng bệnh của cô. Dĩ nhiên, ai nấy đều mong có một ngày cô Gosh có thể đến bệnh viện để chẩn đoán rõ hơn về căn bệnh lạ lùng này.
Trà Xanh/Theo OD