VIETHAMVUI

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


    Kỳ bí hai ngôi mộ gió của vị tướng tự thiêu xin tha chết cho lính

    Kyo
    Kyo
    Sup-Moderator
    Sup-Moderator


    Tổng số bài gửi : 5685
    Join date : 24/02/2018
    Đến từ : Thành phố xanh

    PhimATV Kỳ bí hai ngôi mộ gió của vị tướng tự thiêu xin tha chết cho lính

    Bài gửi by Kyo Sat Aug 04, 2018 4:06 pm

    Kỳ bí hai ngôi mộ gió của vị tướng tự thiêu xin tha chết cho lính
    04/08/2018  04:20 GMT+7



    Không thể đánh lại đối phương, Võ Tánh xin tướng nhà Tây Sơn tha chết cho binh lính và thường dân trong thành, rồi châm lửa tự thiêu. Người dân cảm mến tài đức của ông lập nên ngôi mộ gió để hương khói phụng thờ.


    Ngôi mộ gió trên đường Nguyễn Thái Bình


    Mộ nằm ngay mặt tiền đường Nguyễn Thái Bình (phường 12, Q. Tân Bình, TP.HCM), được xây dựng bằng hợp chất ô dước, bám đầy rêu xanh. Khuôn viên mộ dài 10m, rộng 7m có tường bao quanh.

    Ở 4 góc có 4 trụ mang hình búp sen. Phía trước mộ có một am nhỏ xây bằng xi măng với 3 ô, mỗi ô đều có một tấm bia và bát nhang.

    Hai bia xi măng ở 2 bên ghi bằng tiếng Hán. Bia giữa khắc trên đá, tiếng Việt ghi tên ông Võ Tánh kèm theo những dòng tiều sử.

    Kỳ bí hai ngôi mộ gió của vị tướng tự thiêu xin tha chết cho lính Hai-ngoi-mo-gio


    Am và mộ gió Võ Tánh trên đường Nguyễn Thái Bình.


    Phía trước ngôi mộ được bà con xung quanh quét dọn và tu sửa. Phía sau đổ nát và hoang phế. Nằm ngay ngã ba khu dân cư đông đúc, khu mộ bị biến thành nơi để rác của nhiều người trong khu vực.

    Nơi đây là mộ danh tướng Võ Tánh thời Nguyễn sơ khai. Người dân cho biết, mộ này có từ đầu thế kỷ 19 được xây dựng sau khi Võ Tánh thất thủ thành Bình Định. Nơi đây thường có nhiều người đến viếng. Họ chủ yếu là những người đến cầu may.


    Kỳ bí hai ngôi mộ gió của vị tướng tự thiêu xin tha chết cho lính Hai-ngoi-mo-gio-1

    Rêu phong...


    Bà con cho biết thêm, từ nhiều năm nay khu mộ này từng xuất hiện nhiều lời đồn huyễn hoặc. Tuy nhiện, đây chỉ là ngôi mộ gió (không có tử thi). Vì vậy, những lời đồn cũng dần tan đi.

    Kỳ bí hai ngôi mộ gió của vị tướng tự thiêu xin tha chết cho lính Hai-ngoi-mo-gio-2

    Bên cạnh ngôi mộ ngổn ngang trăm thứ.


    Theo sử liệu, Võ Tánh là vị tướng anh dũng tuẫn tiết vì không giữ được thành. Trước khi chết ông viết thư cho đối phương để xin bảo toàn tính mạng cho binh lính của mình.

    Người dân trong vùng cảm mến tài đức của Võ Tánh đã lập nên ngôi mộ gió này để hương khói phụng thờ từ hàng trăm năm nay.


    Mộ gió thứ 2

    Ngày 27/5 năm Tân Dậu, tức vào ngày 7/7 năm 1801, tướng trấn thủ thành Bình Định của nhà Nguyễn là Võ Tánh tuẫn tiết để không rơi vào tay nhà Tây Sơn.

    Kỳ bí hai ngôi mộ gió của vị tướng tự thiêu xin tha chết cho lính Hai-ngoi-mo-gio-3

    Ngôi mộ gió thứ hai của danh tướng Võ Tánh ở đường 
    Hồ Văn Huê, quận Phú Nhuận, TP.HCM



    Ông là một tướng tài của chúa Nguyễn Ánh. Cùng với Đỗ Thành Nhơn và Châu Văn Tiếp, ông được người đời phong tặng là Gia định tam hùng. Ông sinh năm 1768 tại Biên Hòa.

    Không thần phục nhà Tây Sơn, năm 1783 đến năm 1788, ông cùng với người anh là Võ Nhàn tập hợp lực lượng nổi dậy tại 18 thôn Vườn Trầu (Hóc Môn). Tự xưng là Nghĩa quân Kiến Hòa, ông giương ngọn cờ Khổng Tước Nguyên Võ, rồi kéo quân chiếm giữ cả vùng Gò Công.


    Năm 1788, ông về dưới trướng Nguyễn Ánh được phong Khâm sai Chưởng Cơ Tiên Phong Doanh và được chúa gả cho em gái là Ngọc Du. Trong tiểu thuyết "Giọt máu chung tình" viết về chuyện tình Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà xuất bản năm 1926, tác giả Tân Dân Tử cho rằng, Võ Đông Sơ là con của Võ Tánh - Ngọc Du. Tiểu thuyết này sau đó được chuyển thể thành vở cải lương rất nổi tiếng.


    2 năm sau, ông tiến đánh và chiếm được thành Diên Khánh (nay thuộc Khánh Hòa). Năm 1797, ông được phong tước Quận Công kiêm lãnh chức Đại tướng quân theo Nguyễn Ánh tiến đánh Quảng Nam sau khi vượt qua sông Mỹ Khê (Quảng Ngãi), đánh bại Đô đốc Tây Sơn Nguyễn Văn Giáp.

    Những năm kế tiếp ông liên tục chiến thắng ở khắp các mặt trận. Ông đã cùng Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức tiến đánh và chiếm được thành Qui Nhơn. Sau khi đại quân rút về Gia Định ông được giao trấn thủ cùng với Lễ bộ tham tri Ngô Tùng Châu và thành được đổi tên là thành Bình Định.


    Không lâu sau đó, đại quân Tây Sơn do Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng chỉ huy bao vây thành. Suốt 14 tháng bị vây, quân trong thành gần như sức cùng lực kiệt vì không còn lương thực để sống.

     Có người khuyên ông tìm cách trốn đi, ông khảng khái trả lời: "Ta phụng mạng giữ thành này nên thề với thành cùng sống chết. Nếu bỏ thành, hèn nhát trốn lấy một mình, sau này còn mặt mũi nào trông thấy chúa thượng?".


    Không còn cách nào để giải vây được, ông đã viết một bức thư gởi cho Trần Quang Diệu khi vào thành nên tha chết cho quân sĩ. Ngày 7/7/1801, ông sai thuộc hạ lấy rơm củi chất dưới lầu Bát Giác, đổ thuốc súng vào, rồi châm ngòi tìm cái chết. Sau đó, Ngô Tùng Châu cũng dùng thuốc độc tự vẫn.

    Chiếm được thành, Trần Quang Diệu tỏ ra xúc động trước sự trung dũng của Võ Tánh và Ngô Tùng Châu. Thi thể 2 ông được tẩm liệm tử tế. Hàng binh nhà Nguyễn không người nào bị giết.

    Sau khi Võ Tánh mất, tại Gia Định, Nguyễn Ánh hay tin đã lập một ngôi mộ gió. Ngôi mộ này hiện vẫn còn tại hẻm 19 đường Hồ Văn Huê, quận Phú Nhuận, TP.HCM. Đây là ngôi mộ gió thứ 2 dành cho một vị tướng tài đầy nhân đức.


    Kỳ bí hai ngôi mộ gió của vị tướng tự thiêu xin tha chết cho lính 4211028532


    Trần Chánh Nghĩa
    Kyo
    Kyo
    Sup-Moderator
    Sup-Moderator


    Tổng số bài gửi : 5685
    Join date : 24/02/2018
    Đến từ : Thành phố xanh

    PhimATV Bí mật về mộ thật của vị tướng tự thiêu xin tha chết cho lính

    Bài gửi by Kyo Mon Aug 06, 2018 2:19 pm

    Bí mật về mộ thật của vị tướng tự thiêu xin tha chết cho lính
    06/08/2018  12:30 GMT+7



    Nói về cái chết của Võ Tánh, sách Đại Nam thực lục chép: “Trần Quang Diệu dẫn quân vào thành, trông thấy, chảy nước mắt, lấy lễ mà chôn cất. Tướng sĩ trong thành, không giết hại ai cả”.


    Mộ gió Võ Tánh trên đường Hồ Văn Huê (TP.HCM)

    Mộ gió Võ Tánh nằm ẩn sâu trong con hẻm 19 Hồ Văn Huê (phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM). Chúng tôi đứng trước cổng tam quan nhìn vào bên trong, khung cảnh thật trầm buồn...

    Mộ được xây dựng vào năm 1801. Tương truyền vì không đưa được thi hài Võ Tánh từ Bình Định về Gia Định chôn cất, Nguyễn Ánh đã cho làm một hình nhân bằng sáp để mai táng.


    Kỳ bí hai ngôi mộ gió của vị tướng tự thiêu xin tha chết cho lính Mot-vi-tuong-3-ngoi-mo

    Toàn cảnh mộ gió Võ Tánh trên đường Hồ Văn Huê. Bình phong
     tiền có hình hổ, bình phong hậu hình hạc và mộ nằm giữa.


    Khu lăng mộ Võ Tánh có kết cấu giống như lăng mộ tả quân Lê Văn Duyệt (Bình Thạnh, TP.HCM) nhưng nhỏ và hẹp hơn nhiều. Từ cổng đi vào, nhà võ ca hiu hắt. Trước đây, nơi này là xưởng vẽ, có nhiều người miệt mài bên giá vẽ.


    Đây là nhóm họa sĩ được Trung tâm văn hóa quận Phú Nhuận cho phép sử dụng làm nơi sáng tác. Các họa sĩ này từng góp phần trang trí cho các họa tiết bên trong lăng mộ.

    Qua khỏi võ ca đến đền thờ. Bài vị Võ Tánh được đặt trang trọng nơi chánh điện. Phía trước, đôi hạc trắng trên lưng rùa cùng bàn ghế được bao quanh bằng những khung sơn son thếp vàng trang nghiêm. Một bạch mã với yên cương đứng hầu Võ tướng như thể sẵn sàng lên đường.

    Kỳ bí hai ngôi mộ gió của vị tướng tự thiêu xin tha chết cho lính Mot-vi-tuong-3-ngoi-mo-1

    Đền thờ Võ Tánh. Bài vị đặt tại chánh điện 
    có đôi hạc trắng hai bên và tuấn mã đứng chờ.

    Bước ra phía sau là mộ Võ Tánh. Trước mộ, bình phong tiền với  hình con hổ. Tiếp đến cửa vào mộ rộng khoảng 2m. Hai bên có 2 trụ cao bên trên có hình búp sen. Lư nhang lớn cao đặt phía trước mộ.

    Nấm mộ hình chữ nhật dài khoảng 4m rộng 3m và cao 0,40m. Phía cuối, trên bình phong hậu là hình con hạc. Hơn 200 năm, hiện ngôi mộ gió này vẫn còn nguyên vẹn mặc dù xuất hiện nhiều dấu hiệu xuống cấp.

    Người dân quanh mộ kể lại, tuy là mộ gió nhưng tiếng lành đồn xa rằng “lăng ông” vốn rất thiêng, ai “hạp” tới đó xin là hầu như “cầu gì ông cho nấy”.

    Mộ gió Võ Tánh linh thiêng hay không cũng do miệng đời. Chỉ biết nơi đây vẫn là nơi thờ phượng trang nghiêm nên những hành động buôn thần bán thánh không có điều kiện phát sinh. Nhờ vậy mà từ nhiều năm nay nơi đây vẫn bình yên...


    Ngôi mộ thật ở Bình Định


    Thành Hoàng Đế (trước đây là thành Đồ Bàn) thuộc xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Đây cũng là nơi chứng kiến trận cuộc bao vây ròng rã 14 tháng trời khiến cho quân của Võ Tánh không còn cầm cự nổi. Cuối cùng Võ Tánh và Ngô Tùng Châu phải tuẫn tiết.

    Võ Tánh tuẫn tiết trên lầu Bát giác bên trong thành Bình Định. Khi Trần Quang Diệu vào thành, tìm thấy thi thể ông đã lệnh cho quân khâm liệm tử tế. Mộ Võ Tánh nằm trong nội cung thành Hoàng Đế của Nguyễn Nhạc ở Bình Định.

    Kỳ bí hai ngôi mộ gió của vị tướng tự thiêu xin tha chết cho lính Mot-vi-tuong-3-ngoi-mo

    Tranh vẽ mô tả về Võ Tánh trên bìa sách Trung tiết anh hùng:
     Lịch sử ông Võ Tánh (1930) của tác giả Huyền Mặc đạo nhân, 
    miêu tả cảnh Võ Tánh tự sát cuối cuộc bao vây thành Quy Nhơn.

    Năm 1802, triều đại Tây Sơn sụp đổ, nhà Nguyễn san bằng thành Hoàng Đế. Nguyễn Ánh xây lăng mộ và lầu Bát Giác thờ tướng bại trận Võ Tánh và Ngô Tùng Châu ngay trên mặt bằng của điện Bát Giác, nơi Vua Thái Đức thiết triều.

    Khu lăng mộ của Võ Tánh nằm giữa thành, xung quanh có tường cao bao bọc. Mặt trước, trên bờ tường có bình phong hai bên có lối đi vào. Qua một sân cát rộng sau cửa lăng chúng ta sẽ thấy một lối đi dẫn đến tòa lầu bát giác. Đây là nơi thờ Võ Tánh và Ngô Tùng Châu.

    Kỳ bí hai ngôi mộ gió của vị tướng tự thiêu xin tha chết cho lính Bi-mat-ve-mo-that-cua-vi-tuong-tu-thieu-xin-tha-chet-cho-linh

    Lăng Võ Tánh trong di tích thành Hoàng Đế (tỉnh Bình Định).
     Ảnh: Kiến thức


    Sau lầu bát giác có đường dẫn đến khu mộ. Mộ Võ Tánh nắm sau hương án. Mộ có hình tròn nằm trên hai bậc nền hình chữ nhật. Trên mộ có đắp biểu tượng một con dơi. Trước đây, nằm kề bên mộ tướng Võ Tánh là mộ Ngô Tùng Châu hình chữ nhật. Hài cốt của ngôi mộ này được cải táng về Phù Cát, Bình Định.


    Nói về cái chết của Võ Tánh, sách Đại Nam thực lục chép: “Trần Quang Diệu dẫn quân vào thành, trông thấy, chảy nước mắt, lấy lễ mà chôn cất. Tướng sĩ trong thành, không giết hại ai cả”.

    Điều này cũng khẳng định cho thấy người dân Bình Định vẫn tôn thờ Võ Tánh ngay khi nhà Nguyễn chưa thâu tóm hết giang san. Cách ứng xử của Trần Quang Diệu đã nói lên được sự cảm thông, sự khâm phục trước tấm gương trung nghĩa tiết liệt. Đây cũng là nét đẹp của người Bình Định.

    Một vị tướng tử trận được xây 3 ngôi mộ và nhiều đền thờ ở khắp nơi trong nước, thiết tưởng đó cũng là điều đáng để hậu thế chúng ta suy ngẫm.


    Trần Chánh Nghĩa

      Hôm nay: Sun Nov 17, 2024 12:36 pm