Hòn đảo 'ma' giữa lòng Ấn Độ Dương
Từng là nơi giam giữ tù nhân và sau đó trở thành một khu định cư sầm uất, Ross có
một quá khứ đặc biệt trước khi chỉ còn là một hòn đảo hoang, kì bí với những tàn tích.
Nằm ở vịnh Bengal, quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ gồm 572 hòn đảo nhiệt đới.
Nằm gần Đông Nam Á hơn Ấn Độ, nơi đây biết đến với những bãi biển tuyệt vời, sinh vật biển
phát triển mạnh, các dải san hô phong phú cùng nhiều khu rừng nguyên sinh.
Ross, một trong những hòn đảo trong khu vực là nơi lưu giữ những tàn tích về một thị trấn kì bí
trong thế kỷ 19 của người Anh và bị bỏ hoang vào những năm 1940. Trên đảo, các khu vực biệt thự,
nhà thờ lớn, phòng khiêu vũ, thậm chí là nghĩa trang dần được cây cối bao phủ.
Năm 1857, một cuộc nổi dậy bất ngờ nổ ra ở Ấn Độ và người Anh đã chọn những hòn đảo
xa xôi ngoài khơi Ấn Độ Dương là nơi giam giữ người nổi loạn, trong đó đảo Ross, với diện tích
chưa đến 0,3 km2, là địa điểm đầu tiên được chọn.
Trước đó, nơi này vẫn là một khu vực rừng núi cổ xưa, không người ở.
Khi số lượng tù nhân tăng lên, họ được chuyển đến các nhà tù và doanh trại ở các hòn đảo lân cận.
Đảo Ross trở thành trụ sở hành chính cũng như nơi ở dành cho các sĩ quan cao cấp và gia đình của họ.
Các biệt thự rộng lớn, sân tennis, nhà thờ Presbyterian, nhà máy lọc nước, trại lính và
một bệnh xá dần được xây dựng trên đảo.
Ngoài ra, trên đảo Ross còn xây dựng trạm điện với một máy phát điện bằng dầu diesel, khiến nơi đây
trở thành một thiên đường nhộn nhịp và rực rỡ, khác biệt với khu vực xung quanh. Cho đến năm 1942,
các tù nhân được giải phóng, quân đội Anh rời khỏi hòn đảo. Ngay sau đó, Ấn Độ giành được độc lập
vào năm 1947, Ross bị bỏ hoang cho đến khi Hải quân Ấn Độ tiếp quản vào năm 1979.
Ngày nay, Ross là hòn đảo không người ở và là nơi sinh sống của hươu, nai, thỏ rừng, công.
Vào đầu những năm 1900, các sĩ quan Anh đã đưa nhiều loài hươu khác nhau đến quần đảo Andaman
để săn bắn và phục vụ các trò chơi. Tuy nhiên, nơi đây không có loài ăn thịt tự nhiên nào sinh sống và
lượng hươu, nai trên đảo phát triển nhanh chóng.
Bên cạnh đó, các mái vòm đồ sộ, gạch Italy, cửa sổ kính màu trên đảo đã biến mất từ lâu.
Những bộ khung không mái của biệt thự, câu lạc bộ, nhà thờ, cùng với các bức tường vô danh khác
đang dần biến dạng, sụp đổ và bị rễ cây xâm chiếm, bao phủ, mang không khí ma mị,
hoang vu bao trùm lên toàn bộ hòn đảo.
Trên đảo Ross, giữa những tàn tích của các công trình đồ sộ chỉ còn lại âm thanh của các loài động vật.
Sau gần 80 năm kể từ khi hòn đảo bị bỏ hoang, Ross giờ đây thuộc quyền kiểm soát của Hải quân Ấn Độ
và mở cửa cho du khách ghé thăm trong ngày.
Từng là nơi giam giữ tù nhân và sau đó trở thành một khu định cư sầm uất, Ross có
một quá khứ đặc biệt trước khi chỉ còn là một hòn đảo hoang, kì bí với những tàn tích.
Nằm ở vịnh Bengal, quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ gồm 572 hòn đảo nhiệt đới.
Nằm gần Đông Nam Á hơn Ấn Độ, nơi đây biết đến với những bãi biển tuyệt vời, sinh vật biển
phát triển mạnh, các dải san hô phong phú cùng nhiều khu rừng nguyên sinh.
Ross, một trong những hòn đảo trong khu vực là nơi lưu giữ những tàn tích về một thị trấn kì bí
trong thế kỷ 19 của người Anh và bị bỏ hoang vào những năm 1940. Trên đảo, các khu vực biệt thự,
nhà thờ lớn, phòng khiêu vũ, thậm chí là nghĩa trang dần được cây cối bao phủ.
Năm 1857, một cuộc nổi dậy bất ngờ nổ ra ở Ấn Độ và người Anh đã chọn những hòn đảo
xa xôi ngoài khơi Ấn Độ Dương là nơi giam giữ người nổi loạn, trong đó đảo Ross, với diện tích
chưa đến 0,3 km2, là địa điểm đầu tiên được chọn.
Trước đó, nơi này vẫn là một khu vực rừng núi cổ xưa, không người ở.
Khi số lượng tù nhân tăng lên, họ được chuyển đến các nhà tù và doanh trại ở các hòn đảo lân cận.
Đảo Ross trở thành trụ sở hành chính cũng như nơi ở dành cho các sĩ quan cao cấp và gia đình của họ.
Các biệt thự rộng lớn, sân tennis, nhà thờ Presbyterian, nhà máy lọc nước, trại lính và
một bệnh xá dần được xây dựng trên đảo.
Ngoài ra, trên đảo Ross còn xây dựng trạm điện với một máy phát điện bằng dầu diesel, khiến nơi đây
trở thành một thiên đường nhộn nhịp và rực rỡ, khác biệt với khu vực xung quanh. Cho đến năm 1942,
các tù nhân được giải phóng, quân đội Anh rời khỏi hòn đảo. Ngay sau đó, Ấn Độ giành được độc lập
vào năm 1947, Ross bị bỏ hoang cho đến khi Hải quân Ấn Độ tiếp quản vào năm 1979.
Ngày nay, Ross là hòn đảo không người ở và là nơi sinh sống của hươu, nai, thỏ rừng, công.
Vào đầu những năm 1900, các sĩ quan Anh đã đưa nhiều loài hươu khác nhau đến quần đảo Andaman
để săn bắn và phục vụ các trò chơi. Tuy nhiên, nơi đây không có loài ăn thịt tự nhiên nào sinh sống và
lượng hươu, nai trên đảo phát triển nhanh chóng.
Bên cạnh đó, các mái vòm đồ sộ, gạch Italy, cửa sổ kính màu trên đảo đã biến mất từ lâu.
Những bộ khung không mái của biệt thự, câu lạc bộ, nhà thờ, cùng với các bức tường vô danh khác
đang dần biến dạng, sụp đổ và bị rễ cây xâm chiếm, bao phủ, mang không khí ma mị,
hoang vu bao trùm lên toàn bộ hòn đảo.
Trên đảo Ross, giữa những tàn tích của các công trình đồ sộ chỉ còn lại âm thanh của các loài động vật.
Sau gần 80 năm kể từ khi hòn đảo bị bỏ hoang, Ross giờ đây thuộc quyền kiểm soát của Hải quân Ấn Độ
và mở cửa cho du khách ghé thăm trong ngày.
Oanh Vũ/Ảnh: Neelima Vallangi.Theo: BBC.