Săn Lùng Đồ Cổ - Từ Cướp Mộ...Đến Khảo Cổ
THỜI NÀO CŨNG THẾ, BỌN CƯỚP LUÔN LUÔN CHÚ Ý TỚI CÁC NGÔI MỘ ĐẾ VƯƠNG. CHÚNG ĐÃ LÀM GIÀU CHO CÁC VIỆN BẢO TÀNG VÀ GIÚP CHO CÁC NHÀ KHẢO CỔ HIỂU BIẾT THÊM VỀ CÁC NỀN VĂN MINH TRONG QUÁ KHỨ...
Ngày 31/11/1994, một quả bom khảo cổ nổ tung. Một nhà khảo cổ nghiệp dư người Hy Lạp tên Liana Souvaltzi quả quyết đã tìm thấy ngôi mộ của Alexandre đại đế tại Siwa, ở phía tây sông Nil, Ai Cập. Bí ẩn về vị trí ngôi mộ cuối cùng cũng được làm sáng tỏ. Rất nhanh sau đó, sự việc đã biến thành...vụ lừa đảo thứ 139 kể từ thế kỷ 6, khi ngôi mộ bị xóa dấu vết! Quả vậy, việc phân tích bia đá cho thấy, nó không liên quan đến vị đại đế xứ Macédoine chết vào năm 323 trước Công nguyên tại Babylone, mà chỉ là một ngôi mộ của thế kỷ 2 sau công nguyên! Rất nhiều tiếng ồn ào để chẳng đi đến đâu, nhưng nó cũng cho thấy thế giới quan tâm đến các ngôi mộ vĩ nhân như thế nào.
Về phương diện khảo cổ thuần túy, các ngôi mộ đế vương luôn luôn là điều mơ ước của mọi nhà nghiên cứu. Ngoài nỗi ám ảnh về của cải của người chết, các ngôi mộ đặc biệt là mộ của các hoàng đế, còn tồn trữ nhiều nghi thức tế lễ cho người sống cũng như người chết của thời đại đó. Khai quật được nó là làm sống dậy một nền văn hóa đã biến mất. Nếu không tìm được các ngôi mộ cổ của người Etrusque ở Italia, làm sao người ta biết được nền văn minh nầy? Người ta không biết gì về thời kỳ trước khi người La Mã tiến chiếm bán đảo Italia nếu không có các ngôi mộ trang trí vẽ lại cảnh sinh hoạt hàng ngày của người Étrusque. Những khám phá mới đây cho thấy họ đã dạy cho người La Mã trò làm xiếc. Người ta còn biết rằng họ hết sức chăm lo cho các thú vui trần tục, và phụ nữ có quyền tham gia yến tiệc như đàn ông, điều mà dân La Mã không bao giờ chấp nhận!
Những điều ẩn dấu trong mộ còn tiết lộ những kỹ thuật của một thời đại. Chẳng hạn việc nghiên cứu các vật dụng của người Mochicas ở Pérou cho thấy dân tộc nầy đã biết xử lý các loại quặng ăn mòn (muối và nitrate kali) để gắn vàng vào mặt. Ngôi mộ của hoàng đế Toutankhamon đã thể hiện sự giàu sang tột bậc của các Pharaon ở Thèbes. Người ta không biết kho tàng được chôn giấu trong mộ của Chéops hay Aménophis III, vì cả hai đều bị cướp sạch của cải...
Trước khi khảo cổ hình thành, các ngôi mộ là miếng mồi ngon cho bọn cướp. Chúng chỉ mê các báu vật và hủy hoại mọi cái không bán được như đồ gốm, xương, hay xác chết. Trong nghề cướp mộ, dân Ai Cập là những kẻ đi đầu! Bản sao lục các vụ án từ thế kỷ 12 trước Công nguyên cho thấy mộ các Pharaon đã thường xuyên bị xâm phạm mặc dù các nhà kiến trúc đã thiết kế các mê cung bên trong, các hành lang giả, các phòng mộ gia...Nhung8 chẳng ăn thua gì! Nạn cướp mộ trở thành một "mốt thời thượng", lên đến tột đỉnh vào thế kỷ 19. Thời đó "đồ cổ" rất được các nhà sưu tập phương Tây ưa chuộng. Chúng được chở đến châu Âu bán cho các nhà sưu tập và các viện bảo tàng với giá rất đắt. Viện bảo tàng Anh quốc ở Luân Đôn được thành lập năm 1759 nhờ bộ sưu tập đồ cổ của bác sĩ Hans Sloane! Viện bảo tàng Louvre hay viện bảo tàng thành phố New York cũng ra đời trong hoàn cảnh như vậy.
Các Tổ Chức Cướp Mộ Tan Rã Khi Chế Độ Thuộc Địa Cáo Chung
Đến cuối thế 19, Wiliam Matthew và Flinders Petrie - hai nhà khảo cổ đã đặt nền móng cho khảo cổ học - đã báo động về hậu quả tai hại của việc phá hoại các tác phẩm mỹ thuật. Theo Petrie,"khảo cổ trước tiên là nghệ thuật dệt lại lịch sữ từ những bằng chứng rời rạc". Ông chứng minh sự hiệu nghiệm của phương pháp nầy bằng cách đào bới kim tự tháp của các vua Sénousret II và các ngôi mộ của hoàng gia El Laboun thuộc bắc Ai Cập. Trong một ngôi mộ đã bị cướp,ông phát hiện được một vương miện bằng vàng: cày xới trên đất,ông tìm thấy cái đầu rắn hổ gắn phía trước vương miện. Ông lại tìm thấy hai con mắt của nó bằng ngọc thạch,nhỏ như cái đầu đinh và cả miếng vàng để cẩn hạt ngọc,bằng cách sàng sảy cả một khối đất khổng lồ!
Thời kỳ đó Petrie cảm thấy cô độc,phải một mình đương đầu với dư luận coi các nhà khảo cổ như một bọn người đi cướp kho tàng. Các quốc gia,đặc biệt là vùng Trung và Cận Đông,mới giành lại được chủ quyền sau khi chế độ thuộc địa cáo chung(sau 1945),đã coi các kho tàng trong lòng đất là tài sản quốc gia. Cùng lúc đó xuất hiện một quan điểm mới về lịch sữ,không chủ tâm đặc biệt đến các nhân vật lớn nữa. Các sữ gia tìm kiếm các chi tiết trong đời thường để hiểu được các tổ chức của các xả hôi,và các nhà khảo cổ nhận thấy những vật dụng tầm thường như mảnh gốm vụn,tiền đồng...có thể giúp người ta tái tạo bộ mặt của một nền văn minh.
Từ đó việc tìm kiếm các ngôi mộ huyền thoại cũng không còn hấp dẫn các nhà khảo cổ. Mặc dù vậy một số các nhà khảo cổ vẫn mơ ước đào bới mộ của các đế vương. Chẳng hạn tìm thấy mộ của Cléopâtre và Vercingétorix vẫn là cách thức hiệu nghiệm nhất để có tiếng tăm và tiền bạc. Mặt khác,nhiều phát hiện khảo cổ lại gắn liền với những công trình lớn như làm đường ôtô ,công viên,đào kinh hay xây đập nước...Chẳng hạn khi làm đường ôtô trên cao nguyên Guizeh cách kim tự tháp 2 km,người ta phát hiện 7 ngôi mộ thời Ptolémée,và ngôi mộ Clovis được tìm thấy ngay bên dưới...đường Clovis ở Paris
Khi trùng tu đền Panthéon!