DI TRUYỀN CUỘC PHIÊU LƯU KỲ THÚ CỦA NHÂN LOẠI
...Đứa bé còn đỏ hỏn sau giai đoạn mà người ta gọi là "mở mắt chào đời". Gương mặt nhăn nhúm, nó cục cựa, mở miệng to và lần tìm vú mẹ. Vài giờ sau, khi người ta bắt đầu ẫm xốc nó dậy, nó nhúc nhích hai chân nhỏ xíu như muốn bước đi. Đó là những phãn xạ tuyệt vời của giây phút đầu tiên giáp mặt cuộc đời. Từ bao đời nay, nhân loại luôn bắt đầu như thế. Từ thế hệ nầy sang thế hệ khác, con người truyền cho hậu thế cũng ngần ấy phản xạ, ngần ấy cử động... Vậy thì tại sao và bằng cách nào mà ngựa cái sinh ra ngựa con, cá voi sinh ra cá voi và đàn bà sinh ra những chú nhóc hya nhựng cô bé đã có vẻ "biết mỉn cười" với họ? Câu trả lời cho vấn đề có vẻ lẩm cảm đó nằm ở giửa vật chất sống, linh hoạt tuyệt vời và luôn luôn bí hiểm. Đó là di truyền...
TẠI SAO TA LẠI GIỐNG CHA MẸ TA?
Khi nghe câu hỏi "kỳ khôi" nầy, nhiều người đã nhún vai trả lời cho qua chuyện: "Chẵng lẽ lại giống... ông hàng xóm?". Thật ra có giống ông hàng xóm thì cũng chả sao, vì vấn đề căn bản rắc rối hơn nhiều. Ngày nay, nhờ các loại kính hiển vi tối tân, người ta biết các vật thể sống do nhiều tế bào li ti cấu thành. Mỗi con người thường do 50.000 tỉ tế bào tạo ra. Thoạt đầu, ai trong chúng ta cung4 đều xuất phát từ một tế bào duy nhất, đó là tế bào trong trứng của người mẹ đã trở nên "sống động" nhờ một tinh trùng của người cha. Tế bào - trứng đó sẽ bắt đầu tự phân ra làm đôi, rồi làm tư, làm tám... cho đến hàng tỉ tỉ tế bào. Rõ ràng ta luôn là kết quả của một hoạt động sáng tạo có tính bùng nổ. Nhưng "big-bang" nầy luôn được kiểm soát rất chặt chẽ. Bạn sẽ tự hỏi tại sao hoạt động sáng tạo đó luôn luôn đưa đến sự hình thành của một con người bé nhỏ cựa quậy mà không là... một con linh dương hay một đóa hoa cúc? Đơn giản chỉ vì một "chương trình xây dựng" đã được cha mẹ cài lại trong tế bào - trứng đầu tiên. Chương trình nầy cho phép các " đồ án " được thực hiện để lần lượt tạo ra một em bé, một thiếu niên rồi một thanh niên trong quá trình tiến hóa. Nó chứa đựng các đồ án chung cho nhân loại và riêng biệt cho mỗi cá nhân; vì vậy phải có hàng trăm ngàn đồ án!
Mỗi khi tế bào được sản sinh, chương trình nầy được gọi là "chương trình di truyền", lại được "cóp pi", tái tạo nguyên xi và cứ thế đến hàng tỉ lần. Ở trung tâm của mỗi tế bào sống có một "sợi dây" dày chừng...vài phần của một phần tỉ milimét, đó là "ADN" (acide désoxyribonucléque).
ADN có một bản thông tin dưới dạng mã hóa học mà cơ thể cần đến để tự cấu thành và sinh sản. Các "thông tin" nầy chính là các géne bắt nguồn từ ADN của cha mẹ chúng ta. Vì vậy có thể nói rằng trong vạn vật, mọi vật thể sống đều mang trong mình các tín hiệu di truyền do cha mẹ để lại. Sợi ADN được chia ra thành nhiều "cây gậy" khác nhác nhau gọi là các "nhiễm sắc thể" và số nhiễm sắc thể thay đổi tùy theo loài. Thí dụ: trong mỗi tế bào loài người có 46 nhiễm sắc thể, nhưng ở con hắc tinh tinh là 48, nhái 26, bò cái 60, cá voi 48, ngựa 64, mèo 38, sâu bọ 2, cà chua 24, khoai tây 48! Đối với các nhiễm sắc thể, géne có thể giống nhau từ loài nầy qua loài khác. Có vài loại géne là căn bản cho các loại cây cỏ lẫn động vật; có loại géne chỉ tồn tại ở loài động vật hữu nhũ như chuột, thỏ, dơi và cao hơn hết là con người. Ở mức cao nhất, các loài linh trưởng như hắc tinh tinh, khỉ đột có géne rất giống géne người, nhưng giống hệt thì không! "Génome" (hệ géne) là tổng thể các géne của một sinh vật. Ở con người, "Génome" gồm 100.000 géne và đều kỳ lạ là cũng có khá nhiều ADN vô ích, nghĩa là không có công dụng vì cả. Số lượng géne nầy chứa 3,5 tỉ thông tin, tức là tương đương với 2000 quyển sách dày 500 trang mỗi quyển! Nhà di truyền học André Langaney nói: "Lịch sử loài người là lịch sử của một gia đình duy nhất, một gia đình bao la phân bố trên mọi lục địa". Thật vậy, dù phân hóa trên 100.000 năm qua, cong người hiện đại vẫn là con cháu của một nhóm người đầu tiên sống bằng nghề săn bắn và hái lượm trước đây. Trên 5,7 tỉ con người hiện nay đều có "dây mơ rễ má" với nhau. Màu da và hình dạng con người khác nhau vì trong quá trình di dân, tổ tiên con người phải thích nghi với đều kiện khí hậu và địa lý của một nơi nào đó. Mọi người, dù có màu da gì đi nữa, vẫn có thể kết hôn với nhau và sinh con đẻ cái. D0ộc đáo nhất là một đứa bé châu Âu có thể tiếp nhận máu của một người Trung Hoa hay một người sénégal da đen vì có cùng chung nhóm máu, trong lúc máu của cha mẹ ruột lại thuộc nhóm khác! Cách đây không lâu, người ta còn chứng minh được là tổng thống F.Miterrand của Pháp và nữ hoàng Elizabeth II của anh có cùng chung tổ tiên nhiều thế kỷ trước!
MỖI CON NGƯỜI LÀ MỘT SẢN PHẨM DUY NHẤT
Cái trứng còn nhỏ hơn dấu chấm trên chữ i rất nhiều, thế mà dãy ADN của nó đã dài gần 2 mét. Các géne được xếp đặt trên sợi dây cực mõng nầy, trên 46 cặp nhiễm sắc thể xếp từng đôi. Chính ông bố và bà mẹ đã cung cập nầy vì trứng mang 23 cặp, và tinh trùng 23 cặp. Tất cả các tế bào của con người đều có 46 cặp, nhưng tế bào sinh dục là trứng và tinh trùng chỉ có 23 cặp. Đều nầy cho thấy đấu bé đã được "lên chương trình" từ trước để một đời sống bắt đầu khi hai cuộc đời hòa vào nhau. Vậy mỗi người trong chúng ta đã có ngay từ đầu 100.000 géne quyết định màu tóc, màu mắt, hình dáng cái mũi...Nếu quan sát một nhiễm sắc thể trong kính hiển vi, bạn sẽ thấy nó có hình dạng một cái thang bị vặn vẹo nhiều lần và nếu phóng to 10 triệu lần, bạn sẽ thấy mỗi géne là một phần nhỏ xíu ADN bị vặn vẹo. Nếu tất cả số lượng ADN trong các nhiễm sắc thể của tất cả mọi tế bào cơ thể được xếp lần lượt nối đuôi nhau, nó sẽ lập thành một sợi dây dài gấp 10 lần đường kính của hệ mặt trời! Chính vì mỗi mét cơ thể do 2 géne của cha me tạo thành nên khi một géne nào đó có vẻ trội hơn, đấu bé sẽ có một nét nào đó giống cha hoặc mẹ. Sự giống nhau nầy không bao giờ rõ ràng: "Này, thằng bé có cái mũi của bố nhưng miệng thì giống me y hệt"...
Sự di truyền là đều khá lạ lùng: có nhiều gia đình ở châu Âu có bố mẹ tóc nâu và mắt hạt dẻ lại sinh ra một đứa con có tóc vàng, mắt xanh(!). Anh chị em có thể giống nhau rất nhiều, nhưng không bao giờ giống nhau hoàn toàn. Cha và mẹ ta mỗi người đã "sớt" cho ta phân nữa số géne của họ. Nhưng số géne trong mỗi trứng và mỗi tinh trùng lại không giống nhau; vì vậy khi một tinh trùng len lõi vào để kết hợp với một trứng, gần như một trò xỗ số đã xảy ra. Đối với mỗi cặp nhiễm sắc thể, chỉ có một nhiễm sắc thể được giữ lại trong mỗi tế bào sinh dục và có đến 23 căp nhiễm sắc thể khác nhau; vì vậy có đến 8 triệu cách phối hợp nhiễm sắc thể để có thể được lựa chọn. Đó là chưa kể trường hợp trên cùng một cặp nhiễm sắc thể, các "géne" có thể nhảy từ nhiễm sắc thể nầy sang nhiễm sắc thể kia! Số lượng tinh trùng và trứng mà mỗi con người(nam hay nữ) sản sinh lại nhiều vô kể ; vì vậy sự liên hợp các géne của cha mẹ sau khi đã thụ thai có đến hàng tỉ tỉ cách.
Mỗi con người quả là một sản phẩm độc nhất vô nhị. Chỉ có một ngoại lệ là các cặp song sinh thật sự vì họ xuất phát từ cùng một tế bào tiên khởi; họ có cùng sự phối hợp các géne giống hệt. Giáo sư Jacques Ruffié cho biết: Mỗi con người là một cuộc phiêu lưu duy nhất, không bao giờ xảy ra trước đó và cũng sẽ không bao giờ xảy ra sau nầy".
Hai géne mà ta nhận được từ cha mẹ có thêt3 giống mà cũng có thể khác nhau. Nếu khác, thì nét di truyền sẽ hoàn toàn mới. Nhưng thường thì có một géne, gọi là "géne khống chế", sẽ lộ ra, còn géne kia, gọi là "géne bị nén", sẽ tiềm ẩn. Thí dụ như géne làm cho "lông mày rậm" là géne khống chế và géne làm cho "lông mày mõng" là géne tiềm ẩn. Nếu cả cha lẩn mẹ đều có lông mày rậm (do mỗi người nhận một loại géne), và cả hai chỉ truyền cho một đứa con nào đó loại géne tiềm ẩn thì đứa bé sẽ có "lông mày mõng" trong lúc một người anh hoặc chị của nó lại có "lông mày rậm". Cũng thế, một đứa bé có thể có một cặp mắt xanh biếc trong lúc cha mẹ nó có mắt nâu, chỉ vì cha hoặc mẹ nhận một géne "mắt xanh" tu82 ông bà nội hoặc ngoại. Géne "mắt nâu" là géne khống chế nên cả hai đều có mắt nâu, nhưng đứa con của họ có 1/4 cơ may nhận được mắt xanh do géne sẽ trở thành géne khống chế ở đứa bé...