Bây giờ chúng ta cùng xem lại những cuộc hôn nhân của tướng Nguyễn Cao Kỳ nha....
Nguyễn Cao Kỳ được ca ngợi là "hào hoa" và "biết ăn chơi". Chắc hẳn người dân Sài Thành xưa vẫn chưa quên cảnh Tướng Kỳ lái máy bay riêng bay sát sàn sạt khu vực trung tâm Sài Gòn nơi trụ sở Hãng Hàng không Air Vietnam (gần Trụ sở UBND TP bây giờ) để thả thư tỏ tình cầu hôn với Tuyết Mai..
Với Tuyết Mai lúc đó cũng có một chút cảm tình với một chàng phi công Không Quân Tướng Kỳ, nhưng chưa đủ nồng nàn, chưa đủ ràng buộc, đắm đuối. Nhưng hình như chưa sâu lắm, chưa đậm đà ngoài mối tình lãng mạn vu vơ tuổi học trò, tuổi mới vào đời nên khoảng trống ấy của trái tim Tuyết Mai đã bị Tướng Kỳ - “một nghệ sĩ giang hồ, một mãnh tướng” trên bầu trời và trên tình trường phát hiện từ cuộc gặp gỡ đầu tiên trên chuyến bay Manila về. Và cơ hội gặp lại trong lần sang Bangkok cũng do Tướng Kỳ sắp đặt, điều động để cơ hội gần hơn, rút ngắn khoảng cách hai trái tim..
Nguyễn Cao Kỳ và Đặng Tuyết Mai Tuyết Mai là một cô gái trẻ dân Bắc chính gốc, được thụ hưởng gia phong nề nếp rất khắc khe của người đất Kinh kỳ. Bà mẹ Tuyết Mai từng dạy dỗ, mong con gái có tấm chồng đàng hoàng, tử tế, bà đã quyết liệt phản đối cuộc tình của Tuyết Mai. Nhưng đối với Tuyết Mai, việc chênh lệch về tuổi tác, việc lấy chồng đã qua một đời vợ với 5 con riêng không phải là những khó khăn ngăn cản cô bảo vệ tình yêu say đắm và nắm giữ hạnh phúc đời mình.. Chỉ riêng việc nài nỉ, thuyết phục mẹ, Tuyết Mai đã mất khá nhiều nước mắt và sụt cân.
Tướng Nguyễn Cao Kỳ gặp gỡ Đặng Tuyết Mai lần đầu chỉ có như vậy, song dường như có duyên tiền định nên về sau họ không thể rời nhau, dẫn đến lễ cưới tại nhà hàng Caravelle - Sài Gòn vào tháng 11 năm 1964. .
Đám cưới Nguyễn Cao Kỳ & Đặng Thị Tuyết Mai năm 1964.. Để chúc mừng hạnh phúc cho Tướng Kỳ, Thủ tướng đương nhiệm Trần Văn Hương đã gởi tặng một món quà là 200.000 đồng tiền mặt, theo Kỳ số tiền ấy cho phép trang trải đầy đủ phí tổn của tiệc cưới tại nhà hàng Caravelle mà “ai ai” quen biết cũng đều được mời dự - trong đó có cả Ngoại giao đoàn và hầu hết bạn bè thân thiết của Kỳ trong lực lượng không quân.
Tướng Kỳ kể lại: .. “Tướng Nguyễn Khánh đã cho tôi một món quà lộng lẫy - một chiếc xe Ford Falcon cũ, kiểu năm 1960 mà Khánh không dùng nữa vì Khánh đã có một chiếc xe hơi khác của nhà nước. Đây là chiếc xe hơi đầu tiên mà tôi được làm chủ từ trước tới giờ (mãi cho đến lúc đó tôi chỉ luôn luôn lái chiếc xe díp của quân đội cấp cho)”.
Cưới nhau xong, tuần trăng mật vẫn còn vương vấn nồng nàn chưa tan, cũng là lúc Hội đồng tướng lĩnh họp lại đồng thuận để Nguyễn Cao Kỳ làm Thủ tướng, thành lập nội các mới sau vụ ám sát Ngô Đình Diệm - Ngô Đình Nhu. Tướng Kỳ từ chối mãi không được, cuối cùng đồng ý với điều kiện “tôi phải xin phép vợ tôi đã”. Và Nguyễn Cao Kỳ về nói với Tuyết Mai: “Phản ứng đầu tiên của vợ tôi là “không được” (không được làm Thủ tướng)”. Lý do?
Tướng Nguyễn Cao Kỳ viết: “Vì lúc ấy chúng tôi là cặp vợ chồng mới cưới, chúng tôi không muốn dính líu đến các mưu đồ chính trị. Tuy nhiên, sau khi tôi giải thích cho vợ tôi nghe các sự việc đã xảy ra (về cuộc họp và sự ủng hộ cuồng nhiệt của các tướng lĩnh), vợ tôi đã hiểu và đồng ý với việc tôi quyết định đứng ra thành lập chính phủ. Ngày hôm sau, tôi trở lại phòng họp của Hội đồng Quân lực để xác nhận quyết định này của tôi”.
|
|