VIETHAMVUI

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


    Phong tục tiễn Ông Táo về Trời

    hoalucbinh
    hoalucbinh


    Tổng số bài gửi : 2852
    Join date : 15/06/2012

    Phong tục tiễn Ông Táo về Trời  Empty Phong tục tiễn Ông Táo về Trời

    Bài gửi by hoalucbinh Fri Jan 20, 2017 9:01 pm


    Chúng ta cùng khám phá phong tục Tiễn ông Táo về trời... Phong tục tiễn Ông Táo về Trời  474854  

    Phong tục tiễn Ông Táo về Trời  14w62b5

    Đầu tiên là chúng ta tìm hiểu xem Sự tích ông Công ông Táo

    Sự tích ông Công ông Táo

    Học phái Lão Tử cho rằng có một vị thiên thần coi việc thiện ác của từng gia đình và mỗi năm một lần về tâu sự với Ngọc Hoàng. Người Việt Nam quan niệm về ông táo khác với người Trung Hoa, tích kể rằng:

    Ngày xưa có hai vợ chồng nhà nọ rất nghèo khổ. Chồng tên là Trọng Cao, vợ là Thị Nhi. Họ lấy nhau đã lâu mà không có con, cho nên thường buồn phiền cãi lẫy với nhau.
    Một hôm Trọng Cao quá tức giận mà đánh vợ. Tức mình, Thị Nhi bỏ nhà ra đi, rồi gặp một chàng trai là Phạm Lang, anh này đã dùng lời ngon ngọt và khéo léo quyến rũ được Thị Nhi. Hai người ăn ở với nhau thành vợ chồng.

    Khi Trọng Cao hết giận, thấy vợ bỏ đi mất, liền đi tìm kiếm khắp nơi, nhưng không thấy tăm hơi, buồn rầu bỏ công ăn chuyện làm, ra đi làm người hành khất để đi tìm vợ.


    Phong tục tiễn Ông Táo về Trời  34oxd7t

    Một hôm, Trọng Cao đến một nhà khá giả xin ăn, bà chủ nhà đem cơm ra cho. Thì ra đó là Thị Nhi. Hai người nhận ra nhau, tình xưa nghĩa cũ dễ nào quên. Thị Nhi hối hận vì đã lấy Phạm Lang. họ đang hàn huyên thì bất ngờ người chồng mới là Phạm Lang từ ngoài đồng đi làm về, Thị Nhi mới nói Trọng cao vào ẩn trong đống rơm. Phạm Lang về nhà để cốt lấy tro bón ruộng, nên đốt đống rơm lấy tro. Trọng Cao đang say ngủ trong đống rơm vì đường xa mỏi mệt ấy bị chết cháy, người vợ cũ là Thị Nhi, thấy vậy cũng lao vào lửa chết theo. Phạm lang thấy vợ chết cũng lao mình vào đống rơm đang cháy ấy mà chết.

    Phong tục tiễn Ông Táo về Trời  Dd2tmw


    Cũng có tích khác:

    Sau khi Thị Nhi lấy Phạm Lang, một hôm trong nhà cúng đốt mã ngoài sân, có một hành khất vào ăn xin.
    Thị Nhi nhận ra người chồng cũ của mình, động lòng thương đem gạo ra cho.
    Bị Phạm Lang nghi ngờ, Thị Nhi lấy làm xấu hổ đâm đầu vào đống lửa đang đốt mã mà tự tử.
    Trọng Cao cảm tình ân nghĩa cũng lao vào lửa mà chết theo, Phạm lang vì mối tình thương vợ, cũng nhảy vào cùng chết.


    Phong tục tiễn Ông Táo về Trời  Ay975i

    Thượng đế thấy ba người có nghĩa mới phong cho làm Táo Quân, và phân chia mỗi người một việc:
    Phạm Lang là Thổ Công trông lo việc bếp. Trọng Cao là Thổ Địa trông nom việc nhà. Thị Nhi là Thổ Kỳ trong nom việc chợ búa.




    Được sửa bởi hoalucbinh ngày Sat Jan 21, 2017 4:37 pm; sửa lần 1.
    hoalucbinh
    hoalucbinh


    Tổng số bài gửi : 2852
    Join date : 15/06/2012

    Phong tục tiễn Ông Táo về Trời  Empty Re: Phong tục tiễn Ông Táo về Trời

    Bài gửi by hoalucbinh Fri Jan 20, 2017 11:10 pm


    Bây giờ chúng ta cùng nhau Tiễn ông Táo về trời nha... Phong tục tiễn Ông Táo về Trời  474854  

    Phong tục tiễn Ông Táo về Trời  I1xldd

    Theo nghi lễ cổ truyền của dân tộc, ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày
    Táo Quân cưỡi cá chép bay về trời để báo cáo các việc trong gia đình của một
    năm cũ. Táo Quân (còn được gọi là Táo Công), là vị thần bảo vệ cho cuộc sống
    gia đình, thường được thờ ở nơi nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua bếp..

    Phong tục đưa ông Táo về trời của người Việt

    Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguốn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Trung Hoa, nhưng được Việt Nam hóa thành huyền tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, thành Nhá và thần Bếp.


    ]Phong tục tiễn Ông Táo về Trời  2zeldeu

    Lễ vật đưa tiễn Táo Quân

    Người Việt tin rằng, hằng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.

    Vì Táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện hay dở tốt xấu của mọi người, cho nên Táo Quân phù hộ cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng rất trọng thể.

    Theo dân gian, cúng ông Táo phải đặt trong khu bếp, khi cúng nên bật bếp lên để có hơi ấm tỏa ra. Mâm cỗ đề huề thì cả nhà sẽ quanh năm no ấm.


    Phong tục tiễn Ông Táo về Trời  14dn3vs

    Mâm cỗ đưa ông Táo về trời

    Phong tục tiễn Ông Táo về Trời  14973fk

    Tùy theo vùng miền sẽ có phương tiện đưa ông Táo khác nhau

    Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa. Về “phương tiện” để ông Công, ông Táo “chầu trời”, ở miền Bắc thường cúng cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý “cá hóa long” – cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.

    Ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta có thể làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo quân.

    Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo Quân một con gà luộc nữa. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo Quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy..

    hoalucbinh
    hoalucbinh


    Tổng số bài gửi : 2852
    Join date : 15/06/2012

    Phong tục tiễn Ông Táo về Trời  Empty Re: Phong tục tiễn Ông Táo về Trời

    Bài gửi by hoalucbinh Sat Jan 21, 2017 1:25 am


    Bây giờ chúng ta tìm hiểu tại sao ngày 23 tháng Chạp là ngày “mở cổng trời“?... Phong tục tiễn Ông Táo về Trời  474854  

    Ngày 23 tháng Chạp tức ngày cúng ông Công ông Táo theo cổ nhân là ngày “mở cổng trời”.
    Vì sao lại có cách gọi này ?

    Chúng ta xem coi khoa học khám phá ra sao nha.


    Phong tục tiễn Ông Táo về Trời  Urcp0

    Cá chép "phương tiện" đưa ông Táo về chầu trời được bày bán khắp nơi..

    Ông Trường Thịnh, ở Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia chuyên nghiên cứu về lĩnh vực này cho biết, dân gian ta có câu “trần sao, âm vậy” nên trước tình trạng kẹt xe, đường chật, chen lấn chờ đợi… đã “sáng tác” ra chuyện cũng lễ trước ngày để tổ tiên, ông bà, ông Công, ông Táo nhà mình đi trước vào tâu trước, kẻo đến muộn mất thiêng, ít lộc… mà quên mất câu “hồn đi mây về gió”.
    Xét theo khía cạnh khoa học cả về phần âm và phần dương thì điều này là chưa đúng, “cúng sai ngày thì chỉ được cái tâm, không được cái linh ứng là Phúc – Lộc – Thọ”. Theo ông Thịnh phân tích, ngày Âm Lịch là theo mặt trăng, ngày Dương Lịch là theo mặt trời. Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng là 3 hành tinh có ảnh hưởng trực tiếp đến con người cũng như thời tiết. Trái Đất quay quanh mặt trời theo chiều ngược với chiều quay của kim đồng hồ, 1 vòng khép kín là hơn 365 ngày, là 1 năm. Lấy đó làm Lịch Dương – Lịch theo Mặt Trời..


    Ba hành tinh Mặt Trời – Mặt Trăng – Trái Đất có thời điểm sẽ ở trên một đường trục.
    Thời điểm đó trong ngày được tính từ giờ Tý đến giờ Hợi.
    Chệch thời điểm đó không phải là ngày đó nữa mà là ngày khác.
    Hơn nữa, hiện nay khoa học kỹ thuật cũng xác định được: Quỹ đạo và chu kỳ của Mặt Trăng và Quả đất mà dự đoán chính xác về Nhật thực và Nguyệt thực.
    Lịch âm tính theo sự chuyển động của Trái Đất và Mặt Trăng.
    Đó là ngày mà Trái Đất và Mặt Trăng ở quỹ đạo vô hình, lặp đi lặp lại… từ cổ xưa đến nay, không hề thay đổi.
    Từ xưa đến nay con người đã theo quy luật của “Quỹ đạo vô hình” này mà dự đoán được Nhật thực, Nguyệt thực, sao Chổi khi nào, ở đâu thì “thấy nó”…


    Đến ngày mồng Một, hôm rằm, ngày Tết Nguyên đán, ngày Rằm tháng Bảy “xá tội vong nhân”, ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Táo “chầu Trời”… đến ngày giỗ của người chết…
    Tháng sau tháng trước, năm trước – năm sau… đến ngày đó thì Trái Đất – Mặt Trăng lặp lại.


    Phong tục tiễn Ông Táo về Trời  If0vfs

    Ngày 23 tháng Chạp theo cổ nhân là ngày “mở cổng trời” tức là thời điểm 3 hành tinh: Mặt Trời – Mặt Trăng – Trái Đất ở trên một quỹ đạo nào đó.
    Vậy câu hỏi đặt ra là chệch ngày đó thì cổng Trời có mở không. Ông Công, ông Táo nhà nào lên chệch ngày, thì cổng trời đóng, chưa mở.
    Vậy có vào được không ? Không vào được thì sao tâu được với Ngọc Hoàng…?
    Điều này cũng tương tự như ở dương thế, giống như cơ quan phường chỉ cấp chứng nhận vào thứ 2, mà chủ nhật đã đến phường thì có được việc hay không ?… Vì vậy, nên cúng đúng ngày tại nhà mình là tốt nhất.




    Sưu tầm



    Sponsored content


    Phong tục tiễn Ông Táo về Trời  Empty Re: Phong tục tiễn Ông Táo về Trời

    Bài gửi by Sponsored content


      Hôm nay: Fri Nov 15, 2024 8:56 am