Thân mời tất cả Huynh Đệ Tỷ Muội, xem những hình ảnh kỷ niệm lịch sử văn hóa của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã hơn nửa thế kỷ trôi qua....
Sau biến cố 1 tháng 11 năm 1963 Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ, Hội đồng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã tiến cử cụ Phan Khắc Sửu làm quốc trưởng hướng dẩn miền nam Việt Nam cải tổ Đệ nhất Cộng Hòa. Sau nhiều tháng lèo lái quốc gia không thành công, cụ Sửu trả lại quyền hành đất nước cho Hội Đồng Quân Lực. Tranh chấp quyền lực xảy ra liên tục, đảo chánh, chỉnh lý xảy ra giửa các nhóm tướng tá. Trong giai đoạn này quyền lực thuộc về đại tướng Nguyễn Khánh cho đến tháng 6 năm 1965, tướng Khánh bị buộc phải bỏ nước ra đi.
Đại hội đồng Quân lực được triệu tập khẩn cấp tại Sài-gòn bởi các tư lệnh quân binh chủng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Và sau gần một tuần lễ bàn thảo căng thẳng đã đi đến quyết định thành lập Ủy Ban Lảnh Đạo Quốc Gia. Tướng Nguyễn Văn Thiệu được chọn là chủ tịch Ủy Ban Lảnh Đạo Quốc Gia, đây là chức vụ tạm thay thế quốc trưởng và ủy ban hành pháp trung ương được giao cho tướng Nguyễn Cao Kỳ.
Từ đó Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã chính thức viết một trang sử đứng ra lãnh trách nhiệm điều hành quốc gia và Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo quốc gia đã ký ban hành văn kiện hợp pháp qui định ngày 19 tháng 6 là ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Vào ngày 19 tháng 6 năm 1967, để toàn dân hân hoan đón mừng ngày Đệ nhị Cộng hòa sẽ ra đời vào cuối năm. Nhân dịp này đại hội đồng quân lực đã đề cử Tướng Thiệu Kỳ dàn xếp trong tinh thần anh em bằng lòng bắt tay nhau vì quyền lợi tối thượng quốc gia đứng chung liên danh ra tranh cử chức Tổng thống và phó Tổng thống vào tháng 10 năm 1967. Nền Đệ nhị Cộng hòa được khai mở bằng sự đắc cử với số phiếu cao nhất dành cho liên danh Thiệu Kỳ.
Chế độ dân chủ trong hoàn cảnh chiến tranh phải nói rằng đã được củng cố tồn tại nhờ sự bảo vệ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Kể từ năm 1967 trở đi, hầu như hàng năm lễ kỷ niệm ngày Quân Lực đều được tổ chức quy mô với cuộc duyệt binh rầm rộ suốt dọc đại lộ Thống Nhất khu nhà thờ Đức Bà Sàigòn đến dinh Độc Lập của các quân binh chũng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Các Sĩ quan Thiếu Tá Nhảy Dù trong ngày Quốc Khánh 1 tháng 11 năm 1967: Nguyễn Văn Be, Nguyễn Phẩm Bường, Nguyễn Ngọc Lân, Nguyễn Văn Tư và Hoàng Cơ Lân. Đồng bào đã lũ lượt rủ nhau đi xem cuộc duyệt binh đẹp mắt của các đơn vị quân đội. Mở đầu là Quốc kỳ và Quân kỳ, kế đến là các đơn vị trường Thiếu Sinh Quân, Nữ Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, Đại Học Chiến Tranh Chánh Trị Đà Lạc, Trường sĩ quan Quân Y Nha Dược, trường Sĩ quan bộ binh Thủ Đức, các trường sĩ quan Hải Quân, Không Quân Nha Trang, Học viện Cảnh Sát Quốc Gia, đội Người nhái, các quân binh chủng hào hùng: Nhảy dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Thiết Giáp với đoàn Thiết kỵ, Pháo binh, Công binh, các đơn vị Địa Phương Quân, Nghĩa Quân, Nhân Dân Tự Vệ…
Cờ các quốc gia đồng minh. Duyệt binh Quốc Khánh 1 tháng 11 năm 1967
Sinh Viên Sĩ Quan Đà Lạt, Duyệt binh Quốc Khánh 1 tháng 11 năm 1967, phía trước trường Văn Hóa Quân Đội
Thiết Giáp Duyệt binh Quốc Khánh 1 tháng 11 năm 1967
Đội quân khuyển Duyệt binh Quốc Khánh 1 tháng 11 năm 1967 Nhân dịp này tượng Đài Kỷ niệm Thánh tổ của các quân binh chủng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và Cảnh sát Quốc gia đã được đồng lọat xây dựng tại các công trường lớn của thủ đô Sàigòn để toàn dân cũng như khách ngoại quốc đến Sàigòn có dịp thăm viếng tìm hiểu, chụp ảnh lưu niệm.
Trần Hưng Đạo Thánh Tổ Hải Quân, tại công trường Mê-Linh Bến Bạch Đằng
Duyệt binh Quốc Khánh 1 tháng 11 năm 1967 trước tòa nhà CTy xăng SHELL góc Thống Nhứt - Cường Để (nay là góc Lê Duẩn - Tôn Đức Thắng)trên Đại Lô Thống Nhất
|
|