Sự thật đáng sợ đằng sau những câu chuyện cổ tích
Hầu hết những bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney đều được thực hiện dựa trên các câu chuyện cổ tích truyền miệng có lịch sử hàng trăm năm.
Cô bé quàng khăn đỏ
Ngày nay, chúng ta quen thuộc với phiên bản của anh em nhà Grimm với mô tuýt cô bé quàng khăn đỏ và bà nội được chú thợ săn giải cứu khỏi con sói nguy hiểm. Tuy nhiên, trong phiên bản cổ hơn của Charles Perrault (1697), cô bé quàng khăn đỏ vốn là "một thôn nữ hấp dẫn và gợi cảm".
Con sói đã thành công trong việc khai thác thông tin từ cô và ăn thịt bà cụ xấu số. Sau đó, hắn dụ cô bé "lên giường" rồi ăn nốt. Chú thợ săn ở khu rừng kế bên không hề biết đến chuyện gì đang diễn ra.
Cô bé quàng khăn đỏ.
Nhiều người tin rằng thuật ngữ "gặp con sói" ("seen the wolf") ám chỉ việc một cô gái đánh mất trinh trắng bắt nguồn từ câu chuyện này.
Công chúa ngủ trong rừng
Bộ phim Công chúa ngủ trong rừng của Disney được lấy từ phiên bản năm 1697 của Charles Perrault. Quay ngược quá khứ khoảng 50 năm, nhà thơ người Ý Giambattista Basile lại kể một câu chuyện hoàn toàn khác.
Theo đó, hoàng tử đã không thể đánh thức công chúa Talia (không phải Aurora) tỉnh dậy từ giấc ngủ ngàn thu. Anh ta bèn cưỡng hiếp công chúa rồi bỏ đi. Talia sau đó mang thai và sanh ra một cặp sinh đôi. Một trong hai đứa bé đã mút tay của mẹ chúng khiến cái gai rơi ra và công chúa tỉnh dậy.
Công chúa ngủ trong rừng
Talia đem lòng yêu hoàng tử - lúc này đã là vua. Hoàng hậu ghen ghét với cô cho nên đã dụ bắt hai đứa trẻ rồi đem làm thức ăn với dự định đưa chúng cho vua ăn. Người đầu bếp được thuê không đành lòng ra tay.
Ông đã nhờ vợ dấu hai đứa trẻ và làm thịt hai con cừu đem cho vua ăn. Sau khi phát hiện ra âm mưu khủng khiếp của hoàng hậu, vua đã thiêu sống bà ta và sống hạnh phúc với Talia đến suốt đời.
Nàng tiên cá
Bạn hãy quên cái kết hạnh phúc của Ariel và Eric đi. Bởi vì câu chuyện gốc là một câu chuyện đẫm máu về sự hy sinh và nỗi đau đớn tột cùng trong tình yêu.
Chuyện do nhà văn Hans Christian Andersen (1805 - 1875) viết. Ngày xửa ngày xưa, có một nàng tiên cá trẻ đẹp bơi lội dưới đáy đại dương sâu thẳm - nơi mà cô đã cứu một hoàng tử đuối nước từ vụ đắm tàu và đem lòng yêu anh ta.
Sau đó, nàng tiên cá quyết định trao đổi giọng nói với mụ phù thủy biển để biến cái đuôi của mình thành đôi chân con người, bất chấp việc này mang đến cho cô cảm giác như "đi trên hàng ngàn lưỡi dao". Chưa hết, nếu như hoàng tử không đáp lại tình yêu thì cô sẽ biến thành bọt biển như một phần của giao kèo ma quỷ.
Nàng tiên cá
Kết quả, nàng tiên cá thất bại vì hoàng tử đã phải lòng một cô gái khác. Cô tuyệt vọng chờ đợi cái chết đến với mình. Tuy nhiên, sáng hôm sau, chị em gái của cô xuất hiện với một con dao găm trên tay. Họ đã đánh đổi mái tóc dài của mình để có được nó từ mụ phù thủy biển.
Nếu như nàng tiên cá chịu dùng con dao để giết hoàng tử thì nỗi đau của cô sẽ kết thúc và có thể trở về biển cả sống một đời hạnh phúc mãi mãi về sau.
Một lần nữa, nàng tiên cá lại thất bại. Cô không thể hạ độc thủ với hoàng tử, khi ấy đang nằm cạnh người vợ mới cưới, và tan thành bọt biển. Thế nhưng cô đã không chết.
Thay vào đó, nàng tiên cá bắt đầu cảm nhận được hơi ấm và hóa thành "người con gái của không khí". Cô đã gặp nhiều nàng tiên giống mình. Họ giải thích rằng trái tim của cô đã vượt qua mọi thử thách để trở thành một linh hồn bất tử.
Nàng tiên cá sẽ phải giúp đỡ nhân loại trong 300 năm để có thể bước chân vào thiên đàng - nơi ở của Thượng đế.
Lọ Lem
Biến thể của câu chuyện Lọ Lem đã được ghi nhận qua nhiều triều đại và quốc gia như Ai Cập cổ đại, Hy Lạp cổ đại, nhà Đường ở Trung Quốc và thời Trung cổ ở Châu Âu. Nhân vật nữ chính trong phiên bản tiếng Hy Lạp có tên là Rhodopis - hay "má hồng" với tình tiết thử giầy chọn hoàng hậu khá giống với phiên bản hiện nay.
Lọ lem.
Biến thể độc địa nhất và được biết đến nhiều nhất chính là câu chuyện do anh nhà Grimm kể vào thế kỷ 19. Theo đó, các chị em của Lọ Lem đã tự cắt gót chân của mình để phù hợp với chiếc giầy thủy tinh. Họ thất bại và bị hai con chim bồ câu mổ mắt.
Suốt phần đời còn lại, họ sống trong cảnh mù lòa và ăn xin ngoài phố trong khi Lọ Lem hưởng thụ vinh hoa phú quý trong lâu đời của hoàng tử.
Bạch Tuyết và 7 chú lùn
Trong bộ phim cùng tên của Disney, mụ hoàng hậu độc ác đã yêu cầu người thợ săn dắt Bạch Tuyết vào rừng để giết rồi đem trái tim lẫn gan của nàng về. Người thợ sẵn đã không làm thế mà thay vào đó là tim và gan của một con lợn.
Bạch Tuyết sống hạnh phúc với 7 chú lùn trong một thời gian dài trước khi bị mẹ kế phát hiện và bày mưu hãm hại. Sau hai lần không thành, cuối cùng, mụ hoàng hậu đã dụ được Bạch Tuyết ăn trái táo độc. Nàng chìm vào giấc ngủ đầy ma thuật trong cái quan tài bằng thủy tinh do 7 chú lùn đúc thành.
Bạch Tuyết và 7 chú lùn
Trong phiên bản của anh em nhà Grimm, một chàng hoàng tử đã đến và muốn đem Bạch Tuyết đi. Sau một thoáng ngập ngừng, 7 chú lùn đã đồng ý. Tuy nhiên, trong lúc vận chuyển, mảnh táo độc trong bao tử của nàng công chúa rơi ra ngoài và cô bất ngờ tỉnh lại. Họ quyết định kết hôn với nhau.
Pinocchio: Thây ma và Giết Chóc
Nguyên bản: Pinocchio giết chú dế, nàng tiên thực chất là một thây ma biết nói và Pinocchio sẽ chết.
Trong phiên bản gốc, Pinocchio bị trừng phạt bởi cái chết do thói nghịch ngợm. Pinoochio chọc phá Gepetto một cách vô học và bỏ chạy, Gepetto đuổi theo nhưng bị cảnh sát bắt và tống giam vì nghĩ rằng ông ta “quấy rối” con búp bê.
Khi Pinocchio quay về nó gặp một chú dế trăm tuổi, kể cho nó câu chuyện chú bé phá phách bị biến thành con lừa. Pinocchio liệng cây búa vào chú dế làm nó chết tức khắc.
Pinocchio sau đó suýt bị thiêu rụi như củi đốt, nó cắn đứt móng của một con mèo độc ác, cứu một nàng tiên tóc xanh xinh đẹp, cô ta nói với nó rằng cô ta đã chết và đang chờ người ta mang xác đi.
Pinocchio sau đó bị treo lên cây bởi con mèo sứt móng và con cáo đồng hành với nó, chúng nhìn Pinocchio ngạt thở đến chết. Câu chuyện chấm hết.
Pinocchio
Các biên tập viên không hài lòng lắm với cái kết này, thế nên tác giả thêm vào phần hai của câu chuyện. Ngay đoạn này, nàng tiên xinh đẹp giải cứu Pinocchio và họ chung sống với nhau, tuy vậy Pinocchio vẫn cứ quen thói quậy phá và cuối cùng bị biến thành một con lừa, sau đó bị bán cho một rạp xiếc và bị què ở đó.
Pinocchio (con lừa) sau đó được một nhạc sĩ mua lại, ông này muốn giết nó, lột da nó làm da trống. Ông ta cột một tảng đá vào cổ nó và dìm nó xuống biển.
Trong lúc nó đang chìm, bầy cá đến rỉa thịt nó, còn lại mỗi bộ xương con rối bằng gỗ. Pinocchio bơi đi, nhưng lại bị nuốt bởi một con cá mập khổng lồ. Trong bụng con cá nó tìm thấy Gepetto đang ngồi trên bàn, cố ăn cá sống (con cá còn đang quằn quại trong mồm ông ta).
Sau khi họ trốn thoát, Pinocchio tận tình chăm sóc Gepetto, và sau cùng như là một phần thưởng vì đã trở nên ngoan ngoãn, chăm sóc cha nó (Gepetto) và siêng năng làm việc, Pinocchio biến thành người.
9. Vụ Phanh Thây Trong Truyện Aladdin
Nguyên bản: Cassim bị phanh thây
Cassim là người cha thất lạc đã lâu của Aladdin trong bộ phim thứ ba của Disney về Aladdin: Aladdin và tên trùm băng cướp. Trong phim, Cassim, thủ lĩnh băng cướp 40 tên, rửa tay gác kiếm và tham dự lễ cưới được chờ đợi từ lâu của Aladdin và Jasmine. Một vài ý tưởng của phim bắt nguồn từ truyên Alibaba và 40 tên cướp, một truyện lẻ trong bộ truyện Nghìn lẻ một đêm.
Aladdin
Trong phiên bản gốc, Alibaba biết được mật khẩu để ra vào hang chứa châu báu của 40 tên cướp. Alibaba tiết lộ điều này cho anh trai mình là Cassim, người mà sau đó tham lam chui vào hang của bọn cướp và cuỗm một lượng vàng lớn nhất mà anh ta có thể mang được.
Tuy vậy trong cơn phấn khích, anh ta quên mật khẩu ra vào hang. Bọn cướp quay về, tìm thấy Cassim và giết hắn. Chúng chặt xác hắn làm tư và quăng từng mảnh ra trước cửa hang để dằn mặt những tên trộm khác.
Khi Alibaba quay lại và tìm thấy tàn tích của cuộc tàn sát, anh ta thu gom những mảnh thân thể của anh trai mình về và bảo cô hầu gái – Morgiana, tìm một thợ may giỏi, dựng lên rằng Cassim chết do tai nạn. Morgiana tìm được một thợ may bậc thầy, ông ta khâu từng phần cơ thể Cassim lại với nhau.
Bọn cướp tìm ra nơi ở của Alibaba, nhưng cô hầu gái lừa giết được hai tên, và sau đó giết cả đám bằng cách đổ dầu sôi vào những cái bình gốm mà bọn cướp nấp trong đó. Còn sót lại mỗi tên đầu đảng, và Morgiana đâm hắn chết luôn vào bữa tối tại nhà Alibaba.
Trong tiệc cưới, Bạch Tuyết đã gửi lời mời đến người mẹ kế. Như một sự trừng phạt, bà ta bị buộc phải tới dự với một đôi giầy sắt nóng bỏng và nhảy múa cho đến chết.
Lan Hương (TH)/Theo Khỏe & Đẹp