Ánh sáng xanh kỳ ảo bên bờ sông
Ánh sáng xanh kỳ ảo bên bờ sông Sự tập trung đông đảo của một loại sinh vật phù du khiến con sông ở Tasmania, Australia, phát ánh sáng xanh huyền ảo vào ban đêm. Bờ sông Derwent ở phía nam hòn đảo Tasmania, phát ánh sáng rực rỡ trong những ngày vừa qua, được ví như thảm ánh sáng màu xanh dương huyền ảo. Ảnh: BlackpawPhotography Ánh sáng rực rỡ này bắt nguồn từ hàng triệu sinh vật phù du phát quang sinh học. Ảnh: BlackpawPhotography Nhiếp ảnh gia Jo Malcomson cho biết bà từng nhìn thấy hiện tượng này trong khu vực, nhưng mức độ tập trung cao như thế này là điều khá khác thường. "Nó rất giống như đang bước chân vào một thế giới thần tiên ảo diệu", Malcomson nói với CNN. Ảnh: BlackpawPhotography Noctiluca scintillans có đặc điểm phát quang sinh học, sinh ra ánh sáng trong tế bào khi môi trường sống của chúng bị làm xáo trộn. Quá trình này tạo ra ánh sáng xanh kỳ ảo ở những nguồn nước nơi chúng sinh sống. Ảnh: BlackpawPhotography Hiện tượng hiếm này thu hút sự chú ý của hàng trăm người dân địa phương. Chuyên gia về sứa Lisa-Ann Gershwin mô tả đây là một cảnh tượng kỳ diệu. "Tôi từng nhìn thấy phát quang sinh học trong 25 năm qua, nhưng đây là lần đẹp nhất tôi từng biết", bà nói. Ảnh: BlackpawPhotography Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo đây có thể là dấu hiệu của biến đổi khí hậu. Khi Nam Đại Dương ấm dần, nhiệt độ tại đây đủ để Noctiluca tồn tại và phát triển. Chúng xuất hiện lần đầu tiên năm 1994 và kể từ đó hiện tượng nóng lên toàn cầu đã đẩy mạnh hoạt động của dòng hải lưu Đông Australia, đẩy nước ấm về khu vực Tasmania. Ảnh: Matt Holz Noctiluca còn phát triển mạnh khi nồng độ nitrogen và phosphorous, xuất phát từ nước thải nông nghiệp, tăng cao. Nhà khoa học Gustaaf Hallegraeff của Đại học Tasmania giải thích rằng, Noctiluca tạo ra những dòng sông sao lấp lánh, nhưng cũng có thể giết chết cá. Sự gia tăng chỗ lượng Noctiluca sẽ làm đảo lộn các chuỗi thức ăn, khiến vi sinh vật mất nguồn thức ăn và cá chết vì suy giảm oxy. Ảnh: Kev Morse |
Anh Hoàng