Hình hài “kỳ dị” của cậu bé Ấn Độ
Trong hình hài “kỳ dị” với chiếc cổ dài quá khổ, gập xuống khiến một cậu bé Ấn Độ luôn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt.
Cậu bé Mahendra Ahirwar (12 tuổi) sống tại bang Madhya Pradesh, Ấn Độ khiến nhiều người rơi nước mắt vì thương xót cậu bé trong hình dạng chiếc cổ dài quá khổ, gập xuống khiến cuộc sống sinh hoạt gặp nhiều khó khăn.
Qua tìm hiểu, sau khi mắc phải một loại rối loạn cơ bắp hiếm gặp nên phần đầu và cổ của Mahendra bị cong một góc 180 độ so với cơ thể. Thêm vào đó, xương sống quá yếu khiến em không thể đứng hay đi lại được mà cứ phải bò hoặc ngồi một chỗ. Tình trạng như vậy làm em không thể sự chăm sóc bản thân, lúc ăn uống hay khi đi vệ sinh cũng cần có người giúp đỡ.
Hình hài Mahendra khiến nhiều người rớt lệ vì thương xót.
Mỗi khi nhìn con trai lăn, bò dưới đất khiến cha mẹ của Mahendra lại rơi lệ vì xót xa. Giá như, có thể hoán đổi thân hình để Mahendra có một cuộc sống tốt hơn thì bậc sinh thành cũng chấp nhận. Thế nhưng, phép lạ không có thật nên cha mẹ của Mahendra vẫn sống trong buồn bã, nhìn con trai “héo” đi từng ngày.
Nhớ lại ngày mang thai, mẹ của Mahendra chia sẻ: “Do hai lần sinh đẻ hai cậu con trai là 16 tuổi, 14 tuổi đều khỏe mạnh nên tôi không thăm khám nữa trong lần mang thai Mahendra. Đến khi Mahendra được sinh ra đều rất khỏe mạnh. Ai ngờ, sau đó ít lâu thì phần cổ của Mahendra có hiện tượng bị cong khác thường. Khi đến năm 3 tuổi thì Mahendr không thể ngẩng đầu thẳng lên được”.
Dù đã 12 tuổi nhưng Mahendra vẫn không thể tự sinh hoạt.
Trước hình hài “kỳ dị” của con trai, cha mẹ của Mahendra đã vay mượn nhiều tiền bạc để chạy chữa. Tuy vậy, sau khi đến hơn 50 bác sĩ, nhiều bệnh viện tại Ấn Độ thì bệnh tình của Mahendra vẫn không có dấu hiệu giảm. Bất lực, cha mẹ của Mahendra đành phải đưa em về nhà chăm sóc, hàng ngày rớt nước mắt khóc cho số phận không may mắn của con trai.
Quá đau đớn vì bé Mahendra phải vật lộn, sống trong đau khổ, bà Sumitra Ahirwar (35 tuổi), mẹ của Mahendra, đau đớn nói: “Dù con trai đã 12 tuổi nhưng không thể tự đi lại như những đứa trẻ khác. Thậm chí, ngay cả việc vệ sinh cá nhân cũng phải có sự giúp đỡ của người thân. Nếu không thể chữa bệnh cho nó thì xin Chúa hãy mang nó đi...”.
Bị xa lánh vì hình hài kỳ dị,
cậu bé Mahendra không hề có bạn.
Gia đình làm nghề nông nên kinh tế khó khăn, nay lại vay mượn để chạy chữa cho Mahendra nên cuộc sống càng túng quẫn. Đau đớn hơn, gia đình của Mahendra lại thường xuyên bị hàng xóm xì xào, xa lánh.
Sau khi đưa con đến nhiều bệnh viện hàng đầu Ấn Độ để chữa trị nhưng không thành công, ông Mukesh Ahirwar (40 tuổi) - cha của Mahendra vẫn không ngừng hy vọng: “Nhiều trẻ em khi sinh ra có đến hai cái đầu mà y học vẫn chữa trị tách rời ra được. Do đó, tôi tin là Mahendra vẫn còn cơ hội.
Để sau này, tôi mong muốn nhìn thấy Mahendra được đến trường, chơi chung với những đứa bạn cùng lứa tổi. Tôi muốn con tôi có cuộc sống bình thường, lấy vợ sinh con như những người đàn ông trưởng thành...” – ông Mukesh nắm chặt tay cầu nguyện cho cậu con trai xấu số.
Thanh Hà (TH)/Theo Khỏe & Đẹp