Samsung Galaxy S6 và Galaxy S6 Edge đã sẵn sàng đổ bộ thị trường, tạo cho Samsung cơ hội trỗi dậy sau 12 tháng sa sút. Liệu có đối thủ nào thực sự sẽ thách thức Samsung trong năm 2015?
Với việc ra mắt bộ đôi Galaxy S6 và S6 Edge, Samsung đã nhận được những tín hiệu tích cực từ các nhà phân tích và đánh giá khắt khe nhất. Nhờ đó, việc đảo ngược tình thế kinh doanh so với năm ngoái sẽ là điều tuyệt vời đối với nhà sản xuất này. Tuy nhiên, còn tuyệt vời hơn khi phần lớn các đối thủ Android chưa thể tiến lên để thách thức và hạ gục một Samsung đã bị suy yếu trong 12 tháng.
Một ngoại lệ có thể là Xiaomi, mặc dù thành công ở phạm vi Trung Quốc và bắt đầu hướng tới Singapore và Ấn Độ. Tuy nhiên, nhà sản xuất này có lẽ đã gây nhiều áp lực cho Samsung trong năm 2014 nhất. Với một danh mục đầu tư rất nhỏ và tập trung vào việc tạo ra sự khan hiếm để kích cầu và doanh số bán hàng, cách tiếp cận của Xiaomi để bán hàng sẽ tạo cho họ vất vả hơn để cạnh tranh với Samsung với một đội quân hùng hậu nhưng để được công nhận thương hiệu, Xiaomi cần đạt được mức độ nhận diện thương hiệu tốt hơn Samsung.
Họ cũng phải tập trung mạnh vào bán lẻ toàn diện, với lợi nhuận nhỏ trên thiết bị cầm tay được bù đắp bởi doanh số bán vỏ, thay thế vỏ và các sản phẩm khác mang nhãn hiệu Xiaomi. Họ đã thực sự tạo được những sản phẩm chất lượng cao nhưng giá rẻ hơn nhiều so với sản phẩm của Samsung và Apple. Tuy nhiên, họ vẫn chưa thể vươn “vòi bạch tuộc” ra khắp thị trường thế giới để có thể thách thức thực sự với Samsung.
Vào mùa xuân 2014, nếu bạn hỏi ai sẽ là đối thủ chính của Samsung trong phân khúc Android, đó rõ ràng là Sony. Siêu phẩm Sony Xperia Z2 cùng máy tính bảng Xperia Z2 ra mắt tại MWC. Nhà sản xuất này có một danh mục đầy đủ điện thoại được đánh giá cao và dường như đạt được mức độ công nhận của công chúng (đặc biệt ở thị trường Châu Âu).
Thật không may, doanh số bán điện thoại của Sony trong năm qua đã giảm lần đầu tiên. Từ mức dự kiến 50 triệu chiếc nhưng cuối cùng Sony chỉ bán được 41 triệu điện thoại và mảng smartphone của họ đã để lỗ tới 1,7 tỷ USD.
Sony đã bị đánh bại với chiến lược tập trung vào điện thoại cao cấp bán ở mức giá tầm trung. Thông điệp tiếp thị không bao giờ được truyền đạt một cách hiệu quả và công ty chưa bao giờ tạo được bước đột phá ở một số thị trường trọng điểm, như Mỹ.
Trong suốt năm 2014, Motorola đã được quan tâm nhiều hơn khi được Google chuyển nhượng sang cho Lenovo. Họ vẫn giữ được “dòng chảy” phần cứng khi cập nhật cho các model Moto X, G và E đã rất thành công ( và việc ra mắt đồng hồ thông minh Moto 360 Android Wear).
Bây giờ với các thế lực đang lên ở Trung Quốc và lợi thế bán hàng tại quê nhà, Lenovo trong năm 2015 sẽ là đối thủ thách thức toàn cầu đối với Samsung. Họ có một số điện thoại di động “cốp cán”, mà họ có sản xuất và chi phí cơ bản mà có thể khai thác và thương hiệu cũng đã được công nhận trên toàn cầu.
Hai thương hiệu “gạo cội” cuối cùng là LG và HTC, và các nhà sản xuất Trung Quốc khác như Huawei và ZTE. Câu trả lời đơn giản là các công ty này không đủ lớn để luôn thách thức các nhà sản xuất lớn hơn.
Điều này đặc biệt khó khăn với HTC vì công ty từng được xem là một trong những “ông lớn” trong làng di động nhưng doanh số bán hàng các siêu phẩm không đạt được như kỳ vọng dù chúng đều được đánh giá rất cao. Điều thông minh để tiếp tục với dòng chảy điện thoại là không vội vàng gì đuổi theo doanh số bán hàng.
Cuối cùng, ngay cả với giảm lợi nhuận tới 60% và doanh thu liên tục giảm thì Samsung vẫn thống trị thị trường smartphone Android trong năm 2014. Với sự ra mắt Galaxy S6 và Galaxy S6 Edge, Samsung đã có cơ hội để trỗi dậy trở lại sau 12 tháng sa sút. Sẽ không dễ để đạt được điều đó nhưng sẽ dễ dàng hơn vì đối thủ cạnh tranh vẫn chưa tiến lên với “vũ khí sắc bén” để tạo được thách thức thực sự cho Samsung.
Nếu Samsung có thể thay đổi, dù có thể cạnh tranh nhưng Samsung sẽ làm được điều đó từ vị trí dẫn đầu đầy sức mạnh. Một vị trí có nhiều lợi thế. Và hãy xem liệu Samsung có thể tận dụng lợi thế của họ để đảo ngược kết quả kinh doanh sa sút của năm qua và liệu Lenovo có trỗi lên để trở thành đối thủ thách thức lớn của Samsung hay không? Tất cả đều đang chờ phía trước.
Với việc ra mắt bộ đôi Galaxy S6 và S6 Edge, Samsung đã nhận được những tín hiệu tích cực từ các nhà phân tích và đánh giá khắt khe nhất. Nhờ đó, việc đảo ngược tình thế kinh doanh so với năm ngoái sẽ là điều tuyệt vời đối với nhà sản xuất này. Tuy nhiên, còn tuyệt vời hơn khi phần lớn các đối thủ Android chưa thể tiến lên để thách thức và hạ gục một Samsung đã bị suy yếu trong 12 tháng.
Một ngoại lệ có thể là Xiaomi, mặc dù thành công ở phạm vi Trung Quốc và bắt đầu hướng tới Singapore và Ấn Độ. Tuy nhiên, nhà sản xuất này có lẽ đã gây nhiều áp lực cho Samsung trong năm 2014 nhất. Với một danh mục đầu tư rất nhỏ và tập trung vào việc tạo ra sự khan hiếm để kích cầu và doanh số bán hàng, cách tiếp cận của Xiaomi để bán hàng sẽ tạo cho họ vất vả hơn để cạnh tranh với Samsung với một đội quân hùng hậu nhưng để được công nhận thương hiệu, Xiaomi cần đạt được mức độ nhận diện thương hiệu tốt hơn Samsung.
Họ cũng phải tập trung mạnh vào bán lẻ toàn diện, với lợi nhuận nhỏ trên thiết bị cầm tay được bù đắp bởi doanh số bán vỏ, thay thế vỏ và các sản phẩm khác mang nhãn hiệu Xiaomi. Họ đã thực sự tạo được những sản phẩm chất lượng cao nhưng giá rẻ hơn nhiều so với sản phẩm của Samsung và Apple. Tuy nhiên, họ vẫn chưa thể vươn “vòi bạch tuộc” ra khắp thị trường thế giới để có thể thách thức thực sự với Samsung.
Vào mùa xuân 2014, nếu bạn hỏi ai sẽ là đối thủ chính của Samsung trong phân khúc Android, đó rõ ràng là Sony. Siêu phẩm Sony Xperia Z2 cùng máy tính bảng Xperia Z2 ra mắt tại MWC. Nhà sản xuất này có một danh mục đầy đủ điện thoại được đánh giá cao và dường như đạt được mức độ công nhận của công chúng (đặc biệt ở thị trường Châu Âu).
Thật không may, doanh số bán điện thoại của Sony trong năm qua đã giảm lần đầu tiên. Từ mức dự kiến 50 triệu chiếc nhưng cuối cùng Sony chỉ bán được 41 triệu điện thoại và mảng smartphone của họ đã để lỗ tới 1,7 tỷ USD.
Sony đã bị đánh bại với chiến lược tập trung vào điện thoại cao cấp bán ở mức giá tầm trung. Thông điệp tiếp thị không bao giờ được truyền đạt một cách hiệu quả và công ty chưa bao giờ tạo được bước đột phá ở một số thị trường trọng điểm, như Mỹ.
Trong suốt năm 2014, Motorola đã được quan tâm nhiều hơn khi được Google chuyển nhượng sang cho Lenovo. Họ vẫn giữ được “dòng chảy” phần cứng khi cập nhật cho các model Moto X, G và E đã rất thành công ( và việc ra mắt đồng hồ thông minh Moto 360 Android Wear).
Bây giờ với các thế lực đang lên ở Trung Quốc và lợi thế bán hàng tại quê nhà, Lenovo trong năm 2015 sẽ là đối thủ thách thức toàn cầu đối với Samsung. Họ có một số điện thoại di động “cốp cán”, mà họ có sản xuất và chi phí cơ bản mà có thể khai thác và thương hiệu cũng đã được công nhận trên toàn cầu.
Hai thương hiệu “gạo cội” cuối cùng là LG và HTC, và các nhà sản xuất Trung Quốc khác như Huawei và ZTE. Câu trả lời đơn giản là các công ty này không đủ lớn để luôn thách thức các nhà sản xuất lớn hơn.
Điều này đặc biệt khó khăn với HTC vì công ty từng được xem là một trong những “ông lớn” trong làng di động nhưng doanh số bán hàng các siêu phẩm không đạt được như kỳ vọng dù chúng đều được đánh giá rất cao. Điều thông minh để tiếp tục với dòng chảy điện thoại là không vội vàng gì đuổi theo doanh số bán hàng.
Cuối cùng, ngay cả với giảm lợi nhuận tới 60% và doanh thu liên tục giảm thì Samsung vẫn thống trị thị trường smartphone Android trong năm 2014. Với sự ra mắt Galaxy S6 và Galaxy S6 Edge, Samsung đã có cơ hội để trỗi dậy trở lại sau 12 tháng sa sút. Sẽ không dễ để đạt được điều đó nhưng sẽ dễ dàng hơn vì đối thủ cạnh tranh vẫn chưa tiến lên với “vũ khí sắc bén” để tạo được thách thức thực sự cho Samsung.
Nếu Samsung có thể thay đổi, dù có thể cạnh tranh nhưng Samsung sẽ làm được điều đó từ vị trí dẫn đầu đầy sức mạnh. Một vị trí có nhiều lợi thế. Và hãy xem liệu Samsung có thể tận dụng lợi thế của họ để đảo ngược kết quả kinh doanh sa sút của năm qua và liệu Lenovo có trỗi lên để trở thành đối thủ thách thức lớn của Samsung hay không? Tất cả đều đang chờ phía trước.
Tuệ Minh