Cá mập yêu tinh xuất hiện ở Úc
PN - Cá mập yêu tinh mắc vào lưới của ngư dân Úc và được chuyển ngay đến Bảo tàng Úc.
Với cơ thể màu hồng tái, khá mềm nhưng phần hàm lại tua tủa răng dài và nhọn,
loài cá vùng biển sâu hiếm thấy này được cho là một trong những loài vật kì dị và đáng sợ nhất hành tinh.
Cá mập yêu tinh - Ảnh: ocean.si.du
Đây cũng là một trong những loài có mặt trên trái đất từ khá lâu (khoảng hơn 125 triệu năm về trước).
Vì vậy, cá mập yêu tinh được mệnh danh là “hóa thạch sống”.
Tuy nhiên, vì sống dưới biển sâu hơn 200m nên loài cá này vẫn còn ẩn chứa nhiều bí ẩn.
Người quản lý sưu tập tại Bảo tàng Úc Mark McGrouther vô cùng phấn khởi khi nhận được mẫu vật của loài cá này:
“Tôi thấy nó thật ấn tượng. Ai kinh hãi chứ tôi thấy nó đẹp đấy chứ”.
Ông còn ví những chiếc răng của con cá này như “những con dao bé bé”.
Đến nay, cá mập yêu tinh được phát hiện và dài nhất là hơn 6m - Ảnh: psg
McGrouther cho biết, tới thời điểm này, đây chỉ là cá thể cá mập yêu tinh thứ tư được đưa vào bảo tàng.
Ông chia sẻ: “Loài này rất ít khi sa lưới và cũng hiếm khi chạm trán với con người”.
Hai cá thể đầu tiên được đưa vào bảo tàng trong những năm 1980.
Riêng cá thể mới nhất thì sa vào lưới của môt ngư dân gần thị trấn ven biển Eden
ở độ sâu khoảng 200m hồi tháng Giêng năm nay và chuyển ngay về cho viện hải dương học địa phương.
Nhờ vậy cá thể này được chăm sóc trong điều kiện thuận lợi trước khi chuyển về cho bảo tàng.
Đây là cá thể "cá mập yêu tinh" mới nhất được chuyển cho các nhà nghiên cứu của Bảo tàng Úc - Ảnh: AFP
McGrouther cũng rất hứng thú với cơ chế hoạt động phần hàm có một không hai ở loài cá này.
Bình thường, toàn bộ phần hàm của cá mập yêu tinh được “giấu” hầu hết trong phần dưới vùng đầu.
Khi phát hiện ra con mồi, toàn bộ khung hàm răng lập tức “bung” ra phía trước,
giúp nó ngoạm ngay con mồi mà không cần phải cắn nhỏ ra.
Đây là cơ chế rất thuận lợi để săn mồi vì không tiêu tốn nhiều năng lượng.
Phần hàm của cá mập yêu tinh khi chưa bung ra - Ảnh: Ryot
Khi bung ra, kích thước hàm cá mập yêu tinh thế này rất nguy hiểm cho con người - Ảnh: Youtube
Trò chuyện với AFP, McGrouther chia sẻ: “Có thể do cấu trúc cơ mềm và cũng không cần nhiều năng lượng
khi săn nên cá mập yêu tinh chỉ lượn lờ dưới đáy biển và dùng cái mũi dài đặc trưng để dò tìm mồi, giống như một cái máy dò kim loại.
Khi phát hiện ra con cá nhỏ, con cua, hay một con mực thì lập tức nó sẽ “bung” hàm ra
và ngoạm chặt con mồi với những chiếc răng vừa dài vừa nhọn rồi thưởng thức thành quả”.
Hiện bảo tàng đã lấy mẫu tế bào của cá thể này để nghiên cứu thêm về hệ gen và lưu trữ cho những nghiên cứu về sau.
PN - Cá mập yêu tinh mắc vào lưới của ngư dân Úc và được chuyển ngay đến Bảo tàng Úc.
Với cơ thể màu hồng tái, khá mềm nhưng phần hàm lại tua tủa răng dài và nhọn,
loài cá vùng biển sâu hiếm thấy này được cho là một trong những loài vật kì dị và đáng sợ nhất hành tinh.
Cá mập yêu tinh - Ảnh: ocean.si.du
Đây cũng là một trong những loài có mặt trên trái đất từ khá lâu (khoảng hơn 125 triệu năm về trước).
Vì vậy, cá mập yêu tinh được mệnh danh là “hóa thạch sống”.
Tuy nhiên, vì sống dưới biển sâu hơn 200m nên loài cá này vẫn còn ẩn chứa nhiều bí ẩn.
Người quản lý sưu tập tại Bảo tàng Úc Mark McGrouther vô cùng phấn khởi khi nhận được mẫu vật của loài cá này:
“Tôi thấy nó thật ấn tượng. Ai kinh hãi chứ tôi thấy nó đẹp đấy chứ”.
Ông còn ví những chiếc răng của con cá này như “những con dao bé bé”.
Đến nay, cá mập yêu tinh được phát hiện và dài nhất là hơn 6m - Ảnh: psg
McGrouther cho biết, tới thời điểm này, đây chỉ là cá thể cá mập yêu tinh thứ tư được đưa vào bảo tàng.
Ông chia sẻ: “Loài này rất ít khi sa lưới và cũng hiếm khi chạm trán với con người”.
Hai cá thể đầu tiên được đưa vào bảo tàng trong những năm 1980.
Riêng cá thể mới nhất thì sa vào lưới của môt ngư dân gần thị trấn ven biển Eden
ở độ sâu khoảng 200m hồi tháng Giêng năm nay và chuyển ngay về cho viện hải dương học địa phương.
Nhờ vậy cá thể này được chăm sóc trong điều kiện thuận lợi trước khi chuyển về cho bảo tàng.
Đây là cá thể "cá mập yêu tinh" mới nhất được chuyển cho các nhà nghiên cứu của Bảo tàng Úc - Ảnh: AFP
McGrouther cũng rất hứng thú với cơ chế hoạt động phần hàm có một không hai ở loài cá này.
Bình thường, toàn bộ phần hàm của cá mập yêu tinh được “giấu” hầu hết trong phần dưới vùng đầu.
Khi phát hiện ra con mồi, toàn bộ khung hàm răng lập tức “bung” ra phía trước,
giúp nó ngoạm ngay con mồi mà không cần phải cắn nhỏ ra.
Đây là cơ chế rất thuận lợi để săn mồi vì không tiêu tốn nhiều năng lượng.
Phần hàm của cá mập yêu tinh khi chưa bung ra - Ảnh: Ryot
Khi bung ra, kích thước hàm cá mập yêu tinh thế này rất nguy hiểm cho con người - Ảnh: Youtube
Trò chuyện với AFP, McGrouther chia sẻ: “Có thể do cấu trúc cơ mềm và cũng không cần nhiều năng lượng
khi săn nên cá mập yêu tinh chỉ lượn lờ dưới đáy biển và dùng cái mũi dài đặc trưng để dò tìm mồi, giống như một cái máy dò kim loại.
Khi phát hiện ra con cá nhỏ, con cua, hay một con mực thì lập tức nó sẽ “bung” hàm ra
và ngoạm chặt con mồi với những chiếc răng vừa dài vừa nhọn rồi thưởng thức thành quả”.
Hiện bảo tàng đã lấy mẫu tế bào của cá thể này để nghiên cứu thêm về hệ gen và lưu trữ cho những nghiên cứu về sau.
BÁCH CÁT
(Theo AFP)
(Theo AFP)