Theo bà Rebecca Ho, Giám đốc Sở hữu trí tuệ, Microsoft Đông Nam Á, phần mềm có bản quyền sẽ giúp những dữ liệu và thông tin của doanh nghiệp, người dùng cá nhân sẽ luôn được bảo vệ an toàn tối ưu.
- Bà có thể chia sẻ, trong năm 2014, vấn đề an toàn thông tin máy tính nào đáng lo ngại nhất?
Cứ định kỳ hai lần một năm, Microsoft đều phát hành bản Báo cáo An toàn An ninh mạng, trên các dữ liệu được thu thập từ hơn một tỷ hệ thống trên toàn cầu và từ một số các trang dịch vụ trực tuyến được truy cập nhiều nhất. Mới đây nhất, Microsoft đã phát hành báo cáo An toàn An ninh mạng phiên bản 16, trong đó cho biết tội phạm mạng đang chuyển dịch sang các thủ thuật lừa đảo như ăn cắp thông tin cá nhân và tài chính của mọi người.
Ngoài thủ thuật lừa đảo tải tệp, được xác định là một trong những chiến thuật phổ biến nhất được sử dụng trên toàn cầu, thì ransomware (phần mềm tống tiền) là một thực hành lừa đảo vẫn còn gây ảnh hưởng lớn tới người dùng và có thể tàn phá mạnh những người dùng là nạn nhân của phần mềm tống tiền. Ransomware thường giả mạo là một cảnh báo chính thức từ một cơ quan thực thi pháp luật danh tiếng. Nó buộc tội các nạn nhân này phạm tội liên quan đến máy tính và yêu cầu họ trả tiền phạt để lấy lại quyền kiểm soát máy tính. Ransomware được tập trung về mặt địa lý, nhưng vì tội phạm mạng muốn tạo ra lợi nhuận nhanh chóng, báo cáo chỉ ra rằng loại lừa đảo này có thủ thuật ngày càng ngoạn mục. Trong thực tế, mối đe dọa ransomware trên toàn cầu tăng 45% kể từ nửa đầu so với nửa sau năm 2013.
Ảnh minh họa
Bà Rebecca Ho, Giám đốc Sở hữu trí tuệ, Microsoft Đông Nam Á.
Bà Rebecca Ho, Giám đốc Sở hữu trí tuệ, Microsoft Đông Nam Á
- Bà có lời khuyên nào dành cho người dùng, doanh nghiệp khi đối mặt với vấn đề an toàn thông tin máy tính hiện nay?
Lời khuyên đầu tiên vẫn là người dùng và doanh nghiệp cần nâng cao ý thức và hình thành thói quen về việc sử dụng phần mềm chính hãng. Ngoài ra, để đối phó với nguy cơ mạng ngày càng gia tăng, Microsoft đề xuất khách hàng nên có một vài hành động tự bảo vệ, bao gồm: Sử dụng phần mềm phiên bản mới hơn ngay khi có thể và luôn cài các bản cập nhật; Chỉ tải tệp dữ liệu về từ các nguồn đáng tin cậy; Chạy các trình diệt virus và luôn sao lưu tập tin.
- Ngoài việc khuyến khích người dùng sử dụng phần mềm có bản quyền để bảo mật. Microsoft còn có giải pháp nào khác cho những máy tính đã sử dụng phần mềm có bản quyền của hãng?
Để bảo vệ an toàn thông tin cho maý tính của người dùng, Microsoft cung cấp nhiều công cụ miễn phí có thể giúp phát hiện và loại bỏ virus giúp bảo vệ máy tính khỏi virus và các đe dọa bảo mật khác. Đặc biệt, với Microsoft Security Essentials, đây chính là giải pháp toàn diện của Microsoft giúp bảo vệ máy tính chống lại virus, các phần mềm gián điệp spyware và mã độc. Phần mềm chống virus chất lượng cao này được cung cấp miễn phí cho khách hàng sử dụng Windows chính hãng, đồng thời với tính năng tự động cập nhật, máy tính của người dùng sẽ luôn được bảo vệ hiệu quả bởi những công nghệ mới nhất nhờ Microsoft Security Essentials.
Ngoài ra, hàng tháng Microsoft phát hành các bản cập nhật bảo mật mới nhất cho phần mềm của mình, giúp người dùng kiểm soát và bảo vệ sự an toàn của máy tính một cách liên tục. Người dùng máy tính có thể tự kiểm tra thông tin và thẩm định lại phần mềm được cài đặt trong máy tính của mình tại www.howtotell.com.
- Như vậy, khi đã dùng Hệ điều hành của Microsoft, người dùng không cần cài đặt thêm bất cứ phần mềm bảo mật nào. Nếu đúng như vậy thì ông có thể giải thích về điều này?
Phần mềm có bản quyền sẽ giúp những dữ liệu và thông tin của doanh nghiệp, người dùng cá nhân sẽ luôn được bảo vệ an toàn tối ưu vì những lý do sau:
Phần mềm bản quyền khác biệt hẳn so với phần mềm copy ở việc thường xuyên được cập nhật những tính năng mới nhất từ hãng, do vậy có thể giúp máy tính của người dùng đáp ứng tốt hơn với các phát sinh mới của môi trường ứng dụng, đồng thời có thể sử dụng máy tính tối ưu hơn.
Sử dụng phần mềm có bản quyền sẽ ngăn chặn được virus. Theo đà phát triển công nghệ, các loại virus, malware, mã độc được phát tán ngày càng rộng rãi và tinh vi hơn. Vậy nên khi liên tục cập nhật những chương trình chống virus mới nhất, hoặc nâng cấp hệ thống bảo mật của máy tính, người dùng có thể yên tâm hơn về vấn đề bảo mật thông tin và dữ liệu. Và đây là lí do giúp người dùng tin tưởng mua phần mềm có bản quyền.
- Câu hỏi cuối, bà có thể cho biết sự tiến bộ của người dùng Việt Nam về vấn đề bản quyền phần mềm trong thời gian vừa qua?
Năm 2004, mức độ vi phạm bản quyền tại Việt Nam đứng số 1 thế giới với tỷ lệ vi phạm là 92%. Sau 10 năm nỗ lực chống vi phạm bản quyền, tỷ lệ vi phạm hiện nay là 81%. Mặc dù con số này còn cao hơn tỷ lệ vi phạm của các nước trong khu vực là 60% và trên thế giới là 40%, thì theo đánh giá của tôi, Việt Nam vẫn được coi là một trong những quốc gia đấu tranh và giải quyết vấn đề này hiệu quả nhất. Thành công này, theo tôi được biết, không thể đạt được nếu thiếu đi những nỗ lực và hỗ trợ mạnh mẽ từ rất nhiều các cơ quan ban ngành của Chính phủ Việt Nam, các tổ chức và toàn ngành công nghệ thông tin. Tôi đánh giá cao việc chính phủ Việt Nam tăng cường triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả thực thi chống vi phạm bản quyền, hoàn thiện khung pháp lý và thực hiện các cam kết quốc tế. Và mới đây nhất, tôi được biết chính phủ Việt Nam vừa công bố mục tiêu cắt giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm xuống còn 70% trong 5 năm tới.
Ngoài ra, nhờ các biện pháp tuyên truyền cùng các chương trình giáo dục người tiêu dùng về lợi ích của phần mềm có bản quyền cũng như cảnh báo về mức độ rủi ro và nguy hiểm do các phần mềm không bản quyền mang lại trong quá trình sử dụng, được triển khai liên tục và mạnh mẽ trong những năm gần đây, hiện theo bản báo cáo gần đây của BSA, 70% đối tượng người tiêu dùng được khảo sát cho biết sẵn sàng mua phần mềm bản quyền nhằm khuyến khích sự sáng tạo của những người phát triển phần mềm. Đây là một kết quả đáng mừng thể hiện sự tiến bộ vượt bậc của người dùng Việt Nam về vấn đề bản quyền.
- Theo bà, Việt Nam cần làm gì để nâng cao ý thức về sở hữu trí tuệ cho người dân?
Trong công tác nâng cao ý thức của công chúng về quyền sở hữu trí tuệ thì việc tuyên truyền được đặt lên hàng đầu. Những chiến dịch tuyên truyền không chỉ dành cho người tiêu dùng mà cho cả các cơ quan chức năng, lực lượng thực thi và các doanh nghiệp. Thông qua công tác tuyên truyền sẽ giúp người tiêu dùng biết được quyền lợi của mình và hiểu được tầm quan trọng của việc bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với sự phát triển của đất nước.
Kết quả từ nghiên cứu nghiêm túc về những rủi ro và tổn thất lớn về kinh tế được công bố rộng rãi ngày hôm nay, theo tôi, cũng là một kênh thông tin có tính thuyết phục cao giúp người dùng Việt Nam nhận thức được về tầm quan trọng của việc tôn trọng bản quyền phần mềm nói riêng và tôn trọng sở hữu trí tuệ nói chung.
Hiền Mai
- Bà có thể chia sẻ, trong năm 2014, vấn đề an toàn thông tin máy tính nào đáng lo ngại nhất?
Cứ định kỳ hai lần một năm, Microsoft đều phát hành bản Báo cáo An toàn An ninh mạng, trên các dữ liệu được thu thập từ hơn một tỷ hệ thống trên toàn cầu và từ một số các trang dịch vụ trực tuyến được truy cập nhiều nhất. Mới đây nhất, Microsoft đã phát hành báo cáo An toàn An ninh mạng phiên bản 16, trong đó cho biết tội phạm mạng đang chuyển dịch sang các thủ thuật lừa đảo như ăn cắp thông tin cá nhân và tài chính của mọi người.
Ngoài thủ thuật lừa đảo tải tệp, được xác định là một trong những chiến thuật phổ biến nhất được sử dụng trên toàn cầu, thì ransomware (phần mềm tống tiền) là một thực hành lừa đảo vẫn còn gây ảnh hưởng lớn tới người dùng và có thể tàn phá mạnh những người dùng là nạn nhân của phần mềm tống tiền. Ransomware thường giả mạo là một cảnh báo chính thức từ một cơ quan thực thi pháp luật danh tiếng. Nó buộc tội các nạn nhân này phạm tội liên quan đến máy tính và yêu cầu họ trả tiền phạt để lấy lại quyền kiểm soát máy tính. Ransomware được tập trung về mặt địa lý, nhưng vì tội phạm mạng muốn tạo ra lợi nhuận nhanh chóng, báo cáo chỉ ra rằng loại lừa đảo này có thủ thuật ngày càng ngoạn mục. Trong thực tế, mối đe dọa ransomware trên toàn cầu tăng 45% kể từ nửa đầu so với nửa sau năm 2013.
Ảnh minh họa
Bà Rebecca Ho, Giám đốc Sở hữu trí tuệ, Microsoft Đông Nam Á.
Bà Rebecca Ho, Giám đốc Sở hữu trí tuệ, Microsoft Đông Nam Á
- Bà có lời khuyên nào dành cho người dùng, doanh nghiệp khi đối mặt với vấn đề an toàn thông tin máy tính hiện nay?
Lời khuyên đầu tiên vẫn là người dùng và doanh nghiệp cần nâng cao ý thức và hình thành thói quen về việc sử dụng phần mềm chính hãng. Ngoài ra, để đối phó với nguy cơ mạng ngày càng gia tăng, Microsoft đề xuất khách hàng nên có một vài hành động tự bảo vệ, bao gồm: Sử dụng phần mềm phiên bản mới hơn ngay khi có thể và luôn cài các bản cập nhật; Chỉ tải tệp dữ liệu về từ các nguồn đáng tin cậy; Chạy các trình diệt virus và luôn sao lưu tập tin.
- Ngoài việc khuyến khích người dùng sử dụng phần mềm có bản quyền để bảo mật. Microsoft còn có giải pháp nào khác cho những máy tính đã sử dụng phần mềm có bản quyền của hãng?
Để bảo vệ an toàn thông tin cho maý tính của người dùng, Microsoft cung cấp nhiều công cụ miễn phí có thể giúp phát hiện và loại bỏ virus giúp bảo vệ máy tính khỏi virus và các đe dọa bảo mật khác. Đặc biệt, với Microsoft Security Essentials, đây chính là giải pháp toàn diện của Microsoft giúp bảo vệ máy tính chống lại virus, các phần mềm gián điệp spyware và mã độc. Phần mềm chống virus chất lượng cao này được cung cấp miễn phí cho khách hàng sử dụng Windows chính hãng, đồng thời với tính năng tự động cập nhật, máy tính của người dùng sẽ luôn được bảo vệ hiệu quả bởi những công nghệ mới nhất nhờ Microsoft Security Essentials.
Ngoài ra, hàng tháng Microsoft phát hành các bản cập nhật bảo mật mới nhất cho phần mềm của mình, giúp người dùng kiểm soát và bảo vệ sự an toàn của máy tính một cách liên tục. Người dùng máy tính có thể tự kiểm tra thông tin và thẩm định lại phần mềm được cài đặt trong máy tính của mình tại www.howtotell.com.
- Như vậy, khi đã dùng Hệ điều hành của Microsoft, người dùng không cần cài đặt thêm bất cứ phần mềm bảo mật nào. Nếu đúng như vậy thì ông có thể giải thích về điều này?
Phần mềm có bản quyền sẽ giúp những dữ liệu và thông tin của doanh nghiệp, người dùng cá nhân sẽ luôn được bảo vệ an toàn tối ưu vì những lý do sau:
Phần mềm bản quyền khác biệt hẳn so với phần mềm copy ở việc thường xuyên được cập nhật những tính năng mới nhất từ hãng, do vậy có thể giúp máy tính của người dùng đáp ứng tốt hơn với các phát sinh mới của môi trường ứng dụng, đồng thời có thể sử dụng máy tính tối ưu hơn.
Sử dụng phần mềm có bản quyền sẽ ngăn chặn được virus. Theo đà phát triển công nghệ, các loại virus, malware, mã độc được phát tán ngày càng rộng rãi và tinh vi hơn. Vậy nên khi liên tục cập nhật những chương trình chống virus mới nhất, hoặc nâng cấp hệ thống bảo mật của máy tính, người dùng có thể yên tâm hơn về vấn đề bảo mật thông tin và dữ liệu. Và đây là lí do giúp người dùng tin tưởng mua phần mềm có bản quyền.
- Câu hỏi cuối, bà có thể cho biết sự tiến bộ của người dùng Việt Nam về vấn đề bản quyền phần mềm trong thời gian vừa qua?
Năm 2004, mức độ vi phạm bản quyền tại Việt Nam đứng số 1 thế giới với tỷ lệ vi phạm là 92%. Sau 10 năm nỗ lực chống vi phạm bản quyền, tỷ lệ vi phạm hiện nay là 81%. Mặc dù con số này còn cao hơn tỷ lệ vi phạm của các nước trong khu vực là 60% và trên thế giới là 40%, thì theo đánh giá của tôi, Việt Nam vẫn được coi là một trong những quốc gia đấu tranh và giải quyết vấn đề này hiệu quả nhất. Thành công này, theo tôi được biết, không thể đạt được nếu thiếu đi những nỗ lực và hỗ trợ mạnh mẽ từ rất nhiều các cơ quan ban ngành của Chính phủ Việt Nam, các tổ chức và toàn ngành công nghệ thông tin. Tôi đánh giá cao việc chính phủ Việt Nam tăng cường triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả thực thi chống vi phạm bản quyền, hoàn thiện khung pháp lý và thực hiện các cam kết quốc tế. Và mới đây nhất, tôi được biết chính phủ Việt Nam vừa công bố mục tiêu cắt giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm xuống còn 70% trong 5 năm tới.
Ngoài ra, nhờ các biện pháp tuyên truyền cùng các chương trình giáo dục người tiêu dùng về lợi ích của phần mềm có bản quyền cũng như cảnh báo về mức độ rủi ro và nguy hiểm do các phần mềm không bản quyền mang lại trong quá trình sử dụng, được triển khai liên tục và mạnh mẽ trong những năm gần đây, hiện theo bản báo cáo gần đây của BSA, 70% đối tượng người tiêu dùng được khảo sát cho biết sẵn sàng mua phần mềm bản quyền nhằm khuyến khích sự sáng tạo của những người phát triển phần mềm. Đây là một kết quả đáng mừng thể hiện sự tiến bộ vượt bậc của người dùng Việt Nam về vấn đề bản quyền.
- Theo bà, Việt Nam cần làm gì để nâng cao ý thức về sở hữu trí tuệ cho người dân?
Trong công tác nâng cao ý thức của công chúng về quyền sở hữu trí tuệ thì việc tuyên truyền được đặt lên hàng đầu. Những chiến dịch tuyên truyền không chỉ dành cho người tiêu dùng mà cho cả các cơ quan chức năng, lực lượng thực thi và các doanh nghiệp. Thông qua công tác tuyên truyền sẽ giúp người tiêu dùng biết được quyền lợi của mình và hiểu được tầm quan trọng của việc bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với sự phát triển của đất nước.
Kết quả từ nghiên cứu nghiêm túc về những rủi ro và tổn thất lớn về kinh tế được công bố rộng rãi ngày hôm nay, theo tôi, cũng là một kênh thông tin có tính thuyết phục cao giúp người dùng Việt Nam nhận thức được về tầm quan trọng của việc tôn trọng bản quyền phần mềm nói riêng và tôn trọng sở hữu trí tuệ nói chung.
Hiền Mai