Người làng Le ở huyện Sa Thầy (Kon Tum) nhiều đời nay không dám nuôi bò vì một lời nguyền thuở xưa. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đã kiên trì thuyết phục người dân vượt qua lời nguyền.
Gần 10 năm về trước, nếu đi quanh làng Le (xã Mô Rai, huyện Sa Thầy) tìm đỏ mắt cũng không nhìn thấy bóng dáng một con bò. Loài vật thuần hậu ấy như tuyệt chủng ở ngôi làng thuần nông này. Cho đến cuối năm 2005, bộ đội đưa con bò đầu tiên về làng đã trở thành chuyện “kinh thiên động địa”, phá vỡ lệ làng tồn tại cả trăm năm qua của bà con dân tộc Rơ Mâm...
Những già làng Le ngày nay vẫn còn truyền khẩu câu chuyện về một lời nguyền của hai chị em song sinh thề sẽ không nuôi bò trong làng. Nếu ai nuôi thì trong làng phải có người chết, nếu người không chết thì bò sẽ chết.
Chuyện kể rằng, từ xưa khi những cây đại thụ trên đỉnh núi Tác Nham chỉ to bằng cổ tay, khi con người và thần linh vẫn thường gặp nhau để trò chuyện, dưới dãy núi Pah trong cánh rừng Chư Mo Ray đại ngàn này có tộc người Rơ Mâm sinh sống. Nhờ thần linh ban cho mưa thuận gió hòa, nhờ con người chăm chỉ làm ăn nên dân làng nhà nào cũng có nhiều trâu bò, lắm chiêng, nhiều ché, đời sống vui vẻ với những chuyến săn thú hay cồng chiêng lễ hội.
Lúc bấy giờ trong làng có một người phụ nữ đã lớn tuổi nhưng vẫn chưa bắt được chồng. Một hôm vào rừng thấy quả sung từ trên cây rơi xuống, bà lấy ăn và mang thai. Một thời gian sau, bà sinh được hai con gái, con đầu bà đặt tên là Y Sung, còn người em tên là Y Rơi. Sở dĩ bà đặt tên hai đứa con gái song sinh Y Sung và Y Rơi là ngầm ý chỉ do bà ăn quả sung rơi nên mới mang thai.
Trước khi qua đời, bà kịp phân chia của hồi môn cho hai chị em Y Sung và Y Rơi. Theo đó người chị được chia cho đàn bò, còn người em Y Rơi được đàn trâu. Lớn lên, hai chị em Y Sung và Y Rơi trở thành chủ làng, ngày ngày chỉ bảo cho dân làng săn bắn, trồng trọt, chăn nuôi. Vì thế, dân làng ai cũng phải kính trọng, yêu mến và cùng đoàn kết, thương yêu, sống hạnh phúc bên nhau.
Một hôm, người em Y Rơi đi thăm rẫy phát hiện đám lúa của mình bị bò ăn sạch. Cho rằng đàn bò của Y Sung ăn lúa của mình, hai chị em xảy ra mâu thuẫn. Người chị cho rằng người em không thấy bò ăn nhưng tại sao dám khẳng định là bò của chị, biết đâu trâu ăn lúa thì sao. Tiếng cãi vã của hai chị em vang vọng cả một khu rừng. Vì thấy bò ăn nên từ trên ngọn cây bằng lăng cao, một con Nhồng nói vọng xuống “bò ăn, bò ăn”, người chị vẫn không tin. Quá bực tức, người em Y Rơi bỏ làng, đi vào rừng sâu và mãi mãi không trở về. Trước khi đi, người em để lại một lời nguyền với người chị: Nếu từ nay chị còn nuôi bò thì bò sẽ chết, nếu không thì chị sẽ chết.
Quá giận em, về đến nhà Y Sung cho người giết cả đàn bò thì thấy lúa còn trong bụng bò. Y Sung cho người đi tìm em nhưng không thấy vì Y Rơi đã đi xa hơn cả tiếng sấm trong rừng sâu. Giận mình, thương em, Y Sung cũng tuyên bố với dân làng từ nay không nuôi bò nữa, vì bò mà khiến hai chị em xa nhau. Người chị cũng không quên lặp lại lời nguyền của người em với dân làng rằng, từ nay trong làng ai nuôi bò thì bò sẽ chết hoặc người trong làng sẽ chết. Lời nguyền làng Le không nuôi bò bắt đầu từ đó, làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của cả dân làng và hình ảnh con bò cũng biến mất từ đó.
Đã bao mùa rẫy trôi qua, đến giờ người lớn tuổi nhất trong làng Le cũng không thể nhớ nổi, chỉ biết rằng từ khi lớn lên, đời ông đời cha đã truyền tai nhau câu chuyện về lời nguyền không nuôi bò này. Cũng theo những người già ở đây, đời sống của tộc người Rơ Mâm ở làng Le kể từ khi có lời nguyền đã không còn phồn thịnh như trước. Vì sợ lời nguyền, dân làng không ai dám nuôi bò. Việc săn bắn ngày càng khó khăn và phương thức canh tác phát đốt, chọc tỉa không thể đảm bảo cho đời sống. Cả làng, nhà nào cũng sống trong nếp nhà tạm bợ. Cái đói, cái nghèo cứ như con ma quấn lấy dân làng Le.
Người dân các làng xung quanh nuôi bò khỏe, tốt, nhưng người dân làng Le vẫn nhất nhất không dám nuôi bò bởi sợ lời nguyền tồn tại từ bao đời nay. Vì thế, năm 2005, các cán bộ trong Đội công tác 123 của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Kon Tum đã mạnh dạn đưa ra ý tưởng vượt qua lời nguyền bằng cách hỗ trợ bò cho dân làng Le nuôi.
Ban đầu, khi nghe bộ đội nói về ý tưởng hỗ trợ bò cho bà con thì gần như tất cả người dân làng Le phản đối kịch liệt. Ai cũng sợ hãi, trách móc bộ đội về tội dám đi ngược lại lời nguyền của những người thành lập làng và phá vỡ lệ làng. Thậm chí nhiều người cao tuổi, có uy tín trong làng còn tổ chức nhiều cuộc họp riêng để phản đối việc đưa bò về làng nuôi vì sợ sẽ mang tai họa đến cho dân làng.
Bằng tấm lòng chân thành, Đội công tác 123 đã làm nên điều kỳ diệu. Một cuộc vận động và đấu tranh âm thầm đã diễn ra trong nhiều tháng liên tục. Ban ngày, bộ đội giúp dân xây dựng vườn nhà, trồng rau xanh, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đêm đến, các anh lặn lội đến vận động từng gia đình, giải thích cho dân hiểu chuyện lời nguyền chỉ là truyền thuyết, không có thật.
Gia đình A Reng, một cựu chiến binh từng chiến đấu để bảo vệ mảnh đất Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đã được bộ đội chọn để xây dựng mô hình điểm về việc nuôi bò tại làng Le. Mặc dù được rèn luyện và trưởng thành từ môi trường quân đội, nhưng A Reng vẫn sợ lời nguyền, sợ dân làng xử phạt nên việc vận động rất khó khăn. Sau nhiều đêm nghe bộ đội phân tích, cuối cùng A Reng thấy lời bộ đội nói có lý, từ đó đồng ý nghe theo.
Đội công tác đã cam kết với dân làng sẽ chịu bất cứ hình phạt nào nếu xảy ra sự cố chết bò, chết người do vi phạm lời nguyền khi triển khai mô hình nuôi bò điểm. Dần dần người dân làng Le cũng hiểu và dè dặt cho bộ đội hỗ trợ gia đình A Reng nuôi bò, nhưng với điều kiện không được phép nhốt bò trong làng. Trong quá trình nuôi, Đội công tác thường xuyên cử bác sĩ theo dõi, chăm sóc những người ốm đau, trâu bò dịch bệnh và giải thích nguyên nhân do thời tiết, do ốm đau chứ không phải bởi lời nguyền.
Sau 2 năm kiên trì thực hiện mô hình, thấy có hiệu quả, bà con làng Le đã cho đưa bò về làng nuôi nhốt. Tất cả bò được người dân đưa về nuôi nhốt ở làng Le hiện này đều mập một cách tự nhiên mà không địa phương nào trên tỉnh Kon Tum có được. Ông A Rói, trưởng làng Le cho biết, sau khi vượt qua lời nguyền, từ năm 2007 đến nay nhiều người dân làng Le được Nhà nước hỗ trợ bò nuôi và không xảy ra chuyện gì. Hiện làng có 111 hộ với 419 khẩu và đàn trâu, bò của làng đã lên đến 65 con, trong đó 30 con bò và 35 con trâu.
Tuy nhiên, đối với người dân tộc Rơ Mâm, truyền thuyết về lời nguyền không nuôi bò ở làng Le đến nay vẫn tồn tại trong đời sống dân gian và được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Hiện vẫn còn nhiều người dân trong làng không ăn thịt bò như gia đình Y Beo, A Đoa, A BDắc... Cũng chính từ truyền thuyết về lời nguyền này mà hàng năm trong các lễ hội, cúng Yàng (thần linh), người dân làng Le ngày nay tuyệt đối không cúng bò mà phải cúng heo, gà, trâu... Đây cũng là một nét đẹp văn hóa trong các lễ hội làng của người dân Rơ Mâm nơi đây.
Gần 10 năm về trước, nếu đi quanh làng Le (xã Mô Rai, huyện Sa Thầy) tìm đỏ mắt cũng không nhìn thấy bóng dáng một con bò. Loài vật thuần hậu ấy như tuyệt chủng ở ngôi làng thuần nông này. Cho đến cuối năm 2005, bộ đội đưa con bò đầu tiên về làng đã trở thành chuyện “kinh thiên động địa”, phá vỡ lệ làng tồn tại cả trăm năm qua của bà con dân tộc Rơ Mâm...
Những già làng Le ngày nay vẫn còn truyền khẩu câu chuyện về một lời nguyền của hai chị em song sinh thề sẽ không nuôi bò trong làng. Nếu ai nuôi thì trong làng phải có người chết, nếu người không chết thì bò sẽ chết.
Một góc làng Le. Ảnh: Đắc Vinh. |
Lúc bấy giờ trong làng có một người phụ nữ đã lớn tuổi nhưng vẫn chưa bắt được chồng. Một hôm vào rừng thấy quả sung từ trên cây rơi xuống, bà lấy ăn và mang thai. Một thời gian sau, bà sinh được hai con gái, con đầu bà đặt tên là Y Sung, còn người em tên là Y Rơi. Sở dĩ bà đặt tên hai đứa con gái song sinh Y Sung và Y Rơi là ngầm ý chỉ do bà ăn quả sung rơi nên mới mang thai.
Trước khi qua đời, bà kịp phân chia của hồi môn cho hai chị em Y Sung và Y Rơi. Theo đó người chị được chia cho đàn bò, còn người em Y Rơi được đàn trâu. Lớn lên, hai chị em Y Sung và Y Rơi trở thành chủ làng, ngày ngày chỉ bảo cho dân làng săn bắn, trồng trọt, chăn nuôi. Vì thế, dân làng ai cũng phải kính trọng, yêu mến và cùng đoàn kết, thương yêu, sống hạnh phúc bên nhau.
Một hôm, người em Y Rơi đi thăm rẫy phát hiện đám lúa của mình bị bò ăn sạch. Cho rằng đàn bò của Y Sung ăn lúa của mình, hai chị em xảy ra mâu thuẫn. Người chị cho rằng người em không thấy bò ăn nhưng tại sao dám khẳng định là bò của chị, biết đâu trâu ăn lúa thì sao. Tiếng cãi vã của hai chị em vang vọng cả một khu rừng. Vì thấy bò ăn nên từ trên ngọn cây bằng lăng cao, một con Nhồng nói vọng xuống “bò ăn, bò ăn”, người chị vẫn không tin. Quá bực tức, người em Y Rơi bỏ làng, đi vào rừng sâu và mãi mãi không trở về. Trước khi đi, người em để lại một lời nguyền với người chị: Nếu từ nay chị còn nuôi bò thì bò sẽ chết, nếu không thì chị sẽ chết.
Quá giận em, về đến nhà Y Sung cho người giết cả đàn bò thì thấy lúa còn trong bụng bò. Y Sung cho người đi tìm em nhưng không thấy vì Y Rơi đã đi xa hơn cả tiếng sấm trong rừng sâu. Giận mình, thương em, Y Sung cũng tuyên bố với dân làng từ nay không nuôi bò nữa, vì bò mà khiến hai chị em xa nhau. Người chị cũng không quên lặp lại lời nguyền của người em với dân làng rằng, từ nay trong làng ai nuôi bò thì bò sẽ chết hoặc người trong làng sẽ chết. Lời nguyền làng Le không nuôi bò bắt đầu từ đó, làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của cả dân làng và hình ảnh con bò cũng biến mất từ đó.
Đã bao mùa rẫy trôi qua, đến giờ người lớn tuổi nhất trong làng Le cũng không thể nhớ nổi, chỉ biết rằng từ khi lớn lên, đời ông đời cha đã truyền tai nhau câu chuyện về lời nguyền không nuôi bò này. Cũng theo những người già ở đây, đời sống của tộc người Rơ Mâm ở làng Le kể từ khi có lời nguyền đã không còn phồn thịnh như trước. Vì sợ lời nguyền, dân làng không ai dám nuôi bò. Việc săn bắn ngày càng khó khăn và phương thức canh tác phát đốt, chọc tỉa không thể đảm bảo cho đời sống. Cả làng, nhà nào cũng sống trong nếp nhà tạm bợ. Cái đói, cái nghèo cứ như con ma quấn lấy dân làng Le.
Người dân các làng xung quanh nuôi bò khỏe, tốt, nhưng người dân làng Le vẫn nhất nhất không dám nuôi bò bởi sợ lời nguyền tồn tại từ bao đời nay. Vì thế, năm 2005, các cán bộ trong Đội công tác 123 của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Kon Tum đã mạnh dạn đưa ra ý tưởng vượt qua lời nguyền bằng cách hỗ trợ bò cho dân làng Le nuôi.
Đàn bò ở làng Le ngày nay. Ảnh: Đắc Vinh. |
Bằng tấm lòng chân thành, Đội công tác 123 đã làm nên điều kỳ diệu. Một cuộc vận động và đấu tranh âm thầm đã diễn ra trong nhiều tháng liên tục. Ban ngày, bộ đội giúp dân xây dựng vườn nhà, trồng rau xanh, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đêm đến, các anh lặn lội đến vận động từng gia đình, giải thích cho dân hiểu chuyện lời nguyền chỉ là truyền thuyết, không có thật.
Gia đình A Reng, một cựu chiến binh từng chiến đấu để bảo vệ mảnh đất Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đã được bộ đội chọn để xây dựng mô hình điểm về việc nuôi bò tại làng Le. Mặc dù được rèn luyện và trưởng thành từ môi trường quân đội, nhưng A Reng vẫn sợ lời nguyền, sợ dân làng xử phạt nên việc vận động rất khó khăn. Sau nhiều đêm nghe bộ đội phân tích, cuối cùng A Reng thấy lời bộ đội nói có lý, từ đó đồng ý nghe theo.
Đội công tác đã cam kết với dân làng sẽ chịu bất cứ hình phạt nào nếu xảy ra sự cố chết bò, chết người do vi phạm lời nguyền khi triển khai mô hình nuôi bò điểm. Dần dần người dân làng Le cũng hiểu và dè dặt cho bộ đội hỗ trợ gia đình A Reng nuôi bò, nhưng với điều kiện không được phép nhốt bò trong làng. Trong quá trình nuôi, Đội công tác thường xuyên cử bác sĩ theo dõi, chăm sóc những người ốm đau, trâu bò dịch bệnh và giải thích nguyên nhân do thời tiết, do ốm đau chứ không phải bởi lời nguyền.
Sau 2 năm kiên trì thực hiện mô hình, thấy có hiệu quả, bà con làng Le đã cho đưa bò về làng nuôi nhốt. Tất cả bò được người dân đưa về nuôi nhốt ở làng Le hiện này đều mập một cách tự nhiên mà không địa phương nào trên tỉnh Kon Tum có được. Ông A Rói, trưởng làng Le cho biết, sau khi vượt qua lời nguyền, từ năm 2007 đến nay nhiều người dân làng Le được Nhà nước hỗ trợ bò nuôi và không xảy ra chuyện gì. Hiện làng có 111 hộ với 419 khẩu và đàn trâu, bò của làng đã lên đến 65 con, trong đó 30 con bò và 35 con trâu.
Tuy nhiên, đối với người dân tộc Rơ Mâm, truyền thuyết về lời nguyền không nuôi bò ở làng Le đến nay vẫn tồn tại trong đời sống dân gian và được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Hiện vẫn còn nhiều người dân trong làng không ăn thịt bò như gia đình Y Beo, A Đoa, A BDắc... Cũng chính từ truyền thuyết về lời nguyền này mà hàng năm trong các lễ hội, cúng Yàng (thần linh), người dân làng Le ngày nay tuyệt đối không cúng bò mà phải cúng heo, gà, trâu... Đây cũng là một nét đẹp văn hóa trong các lễ hội làng của người dân Rơ Mâm nơi đây.
Đắc Vinh