VIETHAMVUI

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


    Sài Gòn chuyện đời của phố:.... (Những câu chuyện văn hóa)

    hoalucbinh
    hoalucbinh


    Tổng số bài gửi : 2852
    Join date : 15/06/2012

    Sài Gòn chuyện đời của phố:.... (Những câu chuyện văn hóa) Empty Sài Gòn chuyện đời của phố:.... (Những câu chuyện văn hóa)

    Bài gửi by hoalucbinh Sat Jul 16, 2016 3:15 am



     Sài Gòn chuyện đời của phố:
    Là những câu chuyện về người sống ở Sài Gòn ngày xưa..


    Sài Gòn chuyện đời của phố:.... (Những câu chuyện văn hóa) 242911370 Trước hết chúng ta đọc trang hồi ký của một thanh niên
    từ miền Bắc vào kiếm sống ở Sài Gòn ngày xưa....
    Sài Gòn chuyện đời của phố:.... (Những câu chuyện văn hóa) 242911370

    Sài Gòn chuyện đời của phố: Phần 1 - Kiếm sống ở Sài Gòn trước 1945.....

    Năm 1941, một thanh niên gần tuổi đôi mươi ở làng Hướng Phương, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình vừa thi đậu sơ học yếu lược xong.
    Lúc đó, trong làng của anh, một số người nhắc đến Sài Gòn là nơi dễ làm ăn, dễ kiếm tiền và hấp dẫn với nhiều thú vui.

    Anh Đặng Ngọc Lịnh quyết định lên đường khám phá Sài Gòn.
    Trong suốt hai năm ở lại thành phố này dưới thời Pháp thuộc, anh va chạm với đủ người tốt kẻ xấu, học được những bài học về giá trị của công sức lao động, giá trị của sự trung thực...


    Sài Gòn chuyện đời của phố:.... (Những câu chuyện văn hóa) 1jud80

    Chân dung hồi trẻ của ông Đặng Ngọc Lịnh và trang hồi ký
    cũ về những ngày kiếm sống ở Sài Gòn -  Ảnh tư liệu

    Dưới đây là một đoạn hồi ký của người thanh niên năm xưa - ông Đặng Ngọc Lịnh, viết riêng cho gia đình trước khi mất năm 2004 tại California, Mỹ.
    Trước khi sang Mỹ năm 1994, ông sống tại hẻm 231 đường Trương Minh Ký (sau này Lê Văn Sỹ,) P.14, Q.Phú Nhuận...

    Đọc lại phần hồi ký này, ta có thể hình dung phần nào cuộc sống, sinh hoạt, không khí làm ăn cần mẫn của vùng đất Sài Gòn hơn bảy mươi năm trước.
    Trong đó, luôn có phần cho người nhập cư nào có ý chí vươn lên, thay đổi cuộc sống.....


    …Xin cha mẹ đi Sài Gòn. Trước là làm ăn kiếm tiền giúp cha mẹ, sau là để biết Sài Gòn, nghe các người đi về nói là đẹp lắm.
    Tôi đi Sài Gòn bằng hỏa xa lên ở ga Minh Lễ, đi với anh Nghị là em Dì Bài.
    Lúc này, anh đã có vợ là người làng Đơn Sa ở tại Sài Gòn.

    Vào Sài gòn, tôi chẳng quan tâm đến cái đẹp, cái lạ và cũng chẳng quan tâm đến mọi sự lôi cuốn ở đô thị phồn vinh.
    Chỉ chắm kiếm việc làm để tiền gửi về giúp cha mẹ.
    Bà con vào đây trước gặp tôi, như bác Đại, anh chị Đạo và Lẹ, chú Đính, anh Cu Trinh (Anh Cu: Khẩu ngữ của người Quảng Bình dùng kèm sau một số danh từ chỉ người để gọi thân mật người nông dân có con trai đầu lòng còn bé ) và nhiều người khác biểu tôi chơi cho đã đạ sẽ đi làm sau, nhưng tôi hằng ngày đi lang thang hết đường phố này đến đường phố khác xem ngoài cổng nhà ai có treo giấy mướn người như tôi là vào xin.
    Đi qua dòng tu kín phía sau nhà Bưu điện Sài Gòn có treo giấy cần một đứa vào làm cỡ tuổi tôi, vào đây xin và được việc.
    Lại biết trong này có Cu Cư người làng mình nữa...

    Công việc của tôi như sau: Sáng 4 giờ ra giúp xà ích cho xe ra, cặp ngựa vào và lên xe ngồi với một bà phước người Pháp, mập, nói sọi tiếng Việt, ra chợ Bến Thành xách giỏ cho bà phước ấy đi các hàng trong chợ mua thực phẩm.
    Đầy giỏ, tôi đưa ra xe và lúc đó đã mua xong lại lên xe trở về nhà như cũ.  


    Sài Gòn chuyện đời của phố:.... (Những câu chuyện văn hóa) J8nymv

    Cảnh chợ Bến Thành trước 1945. Ảnh internet.[  

     Ngoài việc đi chợ buổi mai, cả ngày nhổ cỏ ở các bồn hoa và ngoèo xoài trong vườn tu viện.
    Lương tháng 10 đồng Đông Dương.
    Tôi làm được độ nửa năm vẫn lương 10 đồng.
    Một buổi sáng tôi ngủ quên ra trễ không kịp giúp thắng xe ngựa, bị bà phước ấy cự, tôi cự lại... và thấy việc xách giỏ cho bà phước đi chợ chẳng thú gì cho tuổi bước vào thanh niên đầy hứa hẹn này.
    Tôi xin thôi việc.

    Lại đi lang thang kiếm việc.
    Đến một nhà máy cà rem, có dán giấy cần người. Tôi vào xin và được việc. Làm phụ người thợ chính làm cà rem cây. Làm được ít lâu, hình như lương tháng 15 đồng Đông Dương. Sau đó không lâu, ông chủ ở Đa Kao đưa giấy lại, biểu các thanh niên trong hãng thi một bài chánh tả ngắn chữ Việt.
    Bốn năm thanh niên chỉ có tôi và anh Cương biết viết.
    Tôi, anh Cương viết bài dự thi.
    Qua ngày sau có xe đến và cho biết là tôi đậu, lên xe về Đa Kao làm việc khác.
    Ông chủ này là chủ tiệm cà rem và chỗ tôi đến là nhà hàng ăn, tức là gia đình ông chủ ở nhà sau.
    Ông người Việt nhưng nói tiếng Pháp như tiếng mẹ đẻ, có hai vợ là chị em ruột, bà nào cũng có con bồng cả.
    Tuy là chị em ruột nhưng ghen nhau quá cỡ.
    Tôi được ông chủ và hai bà chủ mến lắm vì thấy tôi khôi ngô và chất phác. Giao cho tôi hai việc rõ ràng:...


     Sài Gòn chuyện đời của phố:.... (Những câu chuyện văn hóa) Oro4m8

    Ông Đặng Ngọc Lịnh thời trai trẻ. Tư liệu của gia đình.

     
    Sáng độ 2 giờ ra phía trước đợi hai xích lô mối, khi hai xe này đến thì vào báo tin cho ông chủ. Ông chủ lên xích lô trước, tôi lên xích lô sau, qua nhà máy nước đá Khánh Hội.
    Đến đây, ông chủ đứng đợi còn tôi đến nhà người gác máy lấy chìa khóa mở cửa vào.
    Ông chủ ngồi bàn xem sổ sách và xem báo. Tôi ngồi một bàn nhỏ ghi chép vào sổ các xe ngựa đến nhận nước đá của hãng.

    Xong việc, trời vừa sáng, tôi và ông chủ lại lên xích lô về nhà hàng ăn.
    Về đây ăn sáng xong là tôi phụ người bồi chính mở cửa hàng và dọn các bàn ăn.
    Cả ngày khách Việt, Pháp vào ăn rất đông.
    Nhà hàng này ở đối diện rạp ciné Đakao.
    Tôi phụ với anh bồi chính sẹc-via cho khách suốt ngày.
    Lúc khách để lại tiền lẻ cho bồi gọi là puốc-boa (pourboires), tôi phải giao cho bồi chính hưởng, tôi không được gì...


    hoalucbinh
    hoalucbinh


    Tổng số bài gửi : 2852
    Join date : 15/06/2012

    Sài Gòn chuyện đời của phố:.... (Những câu chuyện văn hóa) Empty Re: Sài Gòn chuyện đời của phố:.... (Những câu chuyện văn hóa)

    Bài gửi by hoalucbinh Sat Jul 16, 2016 3:24 am



     Sài Gòn chuyện đời của phố:
    Là những câu chuyện về người sống ở Sài Gòn ngày xưa..


    Sài Gòn chuyện đời của phố:.... (Những câu chuyện văn hóa) 242911370 Trước hết chúng ta đọc trang hồi ký của một thanh niên
    từ miền Bắc vào kiếm sống ở Sài Gòn ngày xưa....
    Sài Gòn chuyện đời của phố:.... (Những câu chuyện văn hóa) 242911370

    Sài Gòn chuyện đời của phố: Phần 1 - Kiếm sống ở Sài Gòn trước 1945.....

    Có một buổi sáng anh bếp hàng ăn đến biểu tôi về theo.
    Khi về đến nhà, nó biểu tôi mở rương ra để khám, có sự chứng kiến của hai bà chủ và các người trong nhà.
    Tôi mở rương cho khám, chẳng có gì khác ngoài áo quần và ít tiền lẻ của tôi.
    Tôi hỏi tại sao khám rương tôi, tên đầu bếp nói là đêm ấy nó mất áo quần và tiền bạc, nghi cho tôi lấy.
    Sự thể đã rành rành là đêm ấy tôi nghỉ tại nhà hàng với mọi người trong nhà, lúc ra khỏi nhà thì hai tay không đi với ông chủ nên mọi người trong nhà không nghi cho tôi nữa.
    Ông và hai bà chủ an ủi tôi ở lại nhưng thấy anh bồi chính và anh bếp đa nghi không đúng chỗ thì có ngày tính nóng trực của tôi sẽ có chuyện nên xin thôi về nhà của anh chị Đạo đang ở làm bồi bếp cho ông Cò Duboi tại bót lính kín trước nhà thờ Đức Bà..


    Sài Gòn chuyện đời của phố:.... (Những câu chuyện văn hóa) 71r3ib

    Bên hông nhà thờ Đức Bà trước 1945. Ảnh internet.

    Tôi nghỉ đươc một ngày, lại đi lang thang trong thành phố.
    Gặp nhà một ông lai Tây xin làm và ông đưa tôi lên làm bồi phụ tại nhà hàng ăn ở Thủ Dầu Một.
    Tôi ăn ở nhà hàng, ngủ tại nhà sau của ông chủ gần đó với anh bếp cũng thanh niên lớn tuổi hơn tôi.
    Ngoài việc giúp bồi chính, chiều chiều sau khi đóng cửa nhà hàng tôi về nhà ông chủ phải ủi áo quần cho bà chủ.
    Bà chủ chưa có con nhưng quần lót có những cái vàng vàng nghe khét lẹt lúc bàn ủi đẩy qua.
    Được ít lâu, tôi chán mùi áo quần lót của bà chủ quá nên xin thôi việc.
    Ông chủ thấy tôi thanh niện sáng sủa và tận tuỵ, không đành lòng để tôi đi nên đưa tôi lên toà thánh Tây Ninh làm bồi cho nhà hàng ăn của trại lính đóng tại Toà thánh bỏ thầu.
    Pháp có , Khố đỏ đến ăn ở đó. Tôi làm được ít lâu, chán ở chung với lính nên xin thôi về Sài Gòn về ở nhà anh chị Đạo như trước.

    Tôi lại đi lang thang kiếm việc.
    Đến nhà hàng ăn Khánh Hội, gặp hai anh em người Pháp chưa vợ là chủ nhà hàng (nó nói giỏi tiếng Việt), nhà hàng thiếu hai chỗ bồi. Tôi về rủ chú Đính về cùng làm. Cả ngày ở lại nhà hàng, đêm về nhà anh chị Đạo ngủ.

    Có một đêm đi qua rạp hát lớn tại đường Tự Do – Nguyễn Huệ, chú Đính rủ tôi vào xem.
    Hết giờ bán vé nên hai chú cháu chui đại vào xem cho được vì gánh hát mới nghe nói hay lắm.
    Không biết đường nên chui vào lô riêng trên gác của viên Toàn quyền Đông Dương đang xem hát.
    Họ nghi là hai tên thích khách nên bọn lính kín và cảnh sát gác bảo vệ cho Toàn quyền bắt hai chú cháu tống vào Khám lớn mấy ngày. Sau khi xét hỏi lăn tay chụp hình, truy mãi chỉ thấy là hai thanh niên vô sự xem hát vào cóp lạc chỗ mới tha.
    Chú Đính không biết có bị không, còn bị tôi bị mấy roi đau nhớ đời đến nay vẫn còn nhớ cảm giác đau.
    Lúc được bảo lãnh ra hai chú cháu làm nhà hàng Khánh Hội ít lâu nũa. Thấy đêm phải đi về khuya thấy bất tiện quá nên xin thôi..


    Về nghỉ nhà anh chị Đạo vài ngày, tôi lại đi lang thang tìm việc.
    Tôi làm bồi cho vợ chồng anh Tây trên đường Tự Do, khu nhà bảy tầng.
    Anh Tây này nói sọi tiếng Việt, còn vợ chưa biết.
    Đôi này chưa có con.
    Ngày làm đêm lại về ngủ nhà anh chị Đạo gần đó.
    Lương tháng 40 đồng Đông Dương.
    Lúc đó 40 đồng đối với với số người đi làm thuê là hạng cao đấy.
    Nơi làm ban đầu là 10 đồng, thôi chỗ cũ đi làm chỗ mới, cứ mỗi nơi lên một cấp cho đến 40 đồng.
    Chủ có hứa hẹn là tăng nữa nhưng vừa lúc đó nhận được điện tín của nhà, báo là em Duệ đau nặng, phải về gấp.
    Tôi xin thôi việc để về nhà.
    Vợ chồng ông Tây tiếc lắm.
    Cho là tôi khôi ngô thật thà chất phác nên họ nói đi nói lại: về rồi vào làm, nó sẽ đợi tôi không kiếm người mới.
    Họ thích tôi là người không gian manh, qua thử thách của họ: những ngày đầu tiên tôi vào làm, họ như vô ý để bạc chỗ này chỗ khác hoặc rơi giữa nhà.
    Tôi không biết việc họ làm, vẫn để bạc chỗ cũ và bạc dưới nhà tôi xếp lên đủ hẳn hòi.
    Sau đó ít lâu, nghe chị bếp nói là ông chủ khen sự thật thà của tôi lắm và giao chìa khoá phòng cho tôi những lúc vợ chồng làm việc.
    Ở nhà tôi mặc sức tắm giặt cho đến lúc gần giờ thì mở cửa cho ông vào, còn mình làm bổn phận bồi.
    Tôi đi xe lửa về nhà.
    Đêm hôm không có ai về làng để về theo.
    Tôi phải đi đò dọc, họ chở tôi về cửa sông Gianh…

    Tôi ở Sài gòn độ hai năm, khoảng 1941 – 1943. Làm ăn tiêu rồi còn dư gửi về nhà độ 200 đồng đến 300 đồng.
    Lúc tôi đi Sài gòn, cha làm cái nhà ngói, còn hai mái ngói Tây ấy là do tiền tôi gửi về, lúc ấy 100 đồng Đông Dương là quý lắm !” 



    Theo hồi ký của ông Đặng Ngọc Lịnh để lại cho con cháu họ Đặng tại Hoa Kỳ và Việt Nam trước khi mất ...


    hoalucbinh
    hoalucbinh


    Tổng số bài gửi : 2852
    Join date : 15/06/2012

    Sài Gòn chuyện đời của phố:.... (Những câu chuyện văn hóa) Empty Re: Sài Gòn chuyện đời của phố:.... (Những câu chuyện văn hóa)

    Bài gửi by hoalucbinh Sat Jul 16, 2016 4:22 am



     Sài Gòn chuyện đời của phố:
    Là những câu chuyện về người sống ở Sài Gòn ngày xưa..


    Sài Gòn chuyện đời của phố:.... (Những câu chuyện văn hóa) 242911370 Tiếp theo chúng ta tìm hiểu về Gia Định, Bà Chiểu, ngày xưa....Sài Gòn chuyện đời của phố:.... (Những câu chuyện văn hóa) 242911370

    Sài Gòn chuyện đời của phố: Phần 2 - Về Bà Chiểu, rảo Hàng Bàng.....

    Cô Tám nhắn tin trên Facebook hỏi tôi có biết cái hẻm nhà cô hồi đó gọi là hẻm “Ba cây Sao” không?
    Đó là cái hẻm trên đường đường Nguyễn Văn Học (nay là Nơ Trang Long).
     


    Hẻm gần ngã tư Bình Hòa, không xa cái nhà gỗ trên đường Rừng Sác nay là đường Nguyễn Thiện Thuật của ông Vương Hồng Sển.
    Cũng không xa cái nhà xưa trên cầu Băng Ky, trước hẻm nhà cô Tám có trồng ba cây sao cao vút. Bây giờ nó chỉ còn cái tên cũ không mấy ai biết, chỉ biết đó là cái hẻm 104 mà thôi.


    Một tin nhắn nhỏ khiến tôi nghĩ ngợi về vùng Bà Chiểu và thấy rằng mình luôn có cảm giác dễ chịu khi đến nơi đó.
    Đất Bà Chiểu, giống như Lái Thiêu hay Trảng Bàng, đều là những vùng dân cư luôn khiến người mang tình hoài cổ có cảm xúc khi lai vãng.
    Ở nơi đó, xen giữa những nhà phố, thỉnh thoảng lại ló ra một căn nhà ngói rêu phong, một cây cổ thụ um tùm lá, một góc miếu thờ nhỏ hay mái đình to và ở đó dân cư thường hiền hòa, bình dị..

    Đi về Bà Chiểu như đi về một quá khứ không xa lắm.
    Trường Vẽ Gia Định nay đã không còn mặt tiền xưa với những cái cột toscan và vòm cửa arcade rất đẹp, điều này khiến tôi luôn tự hỏi tại sao những người quản lý ngôi trường hay ở cấp cao hơn không tìm cách giữ lại một vẻ đẹp kiến trúc cổ điển và mang giá trị văn hóa, lịch sử và mỹ thuật rõ nét như vậy?
    Đi ngang nhà ông Vương Hồng Sển, nhìn vào sân sau thấy cây xoài thanh ca cuối sân đã chết nhưng vẫn cố đứng vững chịu đựng lũ dây leo quấn quanh chằng chịt.
    Kệ thờ ở dưới cái mái nhỏ trong sân giữa có di ảnh của ông và bà Năm Sa Đéc nhìn ra cái hòn non bộ buồn thiu, vài cây chậu nhỏ tiêu sơ và cái nhà lớn cửa đóng im ỉm.

    Bà ngoại tôi, tiểu thư của một gia đình hết thời vùng Khánh Hội đầu thế kỷ 20 kể với má tôi rằng khi còn trẻ, bà thường có việc đi qua khu Bà Chiểu từ Gò Vấp trên xe thổ mộ theo đường làng số 15, bây giờ là đường Lê Quang Định.
    Xe đi qua xóm Gà, thường thấy hàng cây sao dài um tùm trong những buổi sáng sương sớm hay buổi chiều tối.
    Lúc đó là những năm 1925, 1926 khi bà vừa sinh má tôi...
    Xe thổ mộ lóc cóc đi ngang Tòa Bố Gia Định (nay là ủy ban Nhân dân quận Bình Thạnh, góc Chi Lăng - Lê Văn Duyệt (Gia Định) nay là Phan Đăng Lưu - Đinh Tiên Hoàng) vào ban ngày, khách đi đường thưa thớt và ban đêm tối âm u vì đèn đường cách nhau rất xa, đầy tiếng ếch nhái ễnh ương kêu inh ỏi..


    Sài Gòn chuyện đời của phố:.... (Những câu chuyện văn hóa) E6aruh

    Tòa Bố Gia Định xưa, nay là ủy ban Nhân dân quận Bình Thạnh - Ảnh: tư liệu

    Tới Tòa Bố, xe quẹo cua vào đường Hàng Bàng ngay góc Lăng Ông. Đường Hàng Bàng là đoạn đường mang tên Lê Văn Duyệt (Gia Định) nay là (Đinh Tiên Hoàng) từ đường Chi Lăng nay là (Phan Đăng Lưu), quận Bình Thạnh, cho tới Cầu Bông.
    Thời đó, hai bên đường là bưng bàng, dùng để đan đệm, không phải loại bàng lá to thân cứng, nên con đường này được gọi tên như vậy.
    Khu Bà Chiểu khi đó còn có đường Hàng Gòn, Hàng Dừa, Hàng Sanh... đặt tên tùy theo cây trồng hai bên.
    Đường Hàng Gòn nay là Hồ Xuân Hương. Đường Hàng Sanh bây giờ là đường Bạch Đằng, xưa rất vắng vẻ có trồng nhiều cây sanh có rễ phụ giống như cây đa, cây si...
    Vài người già ở Bà Chiểu luôn cảm thấy bực mình khi chữ Hàng Sanh bị viết sai thành Hàng Xanh như lâu nay...


    hoalucbinh
    hoalucbinh


    Tổng số bài gửi : 2852
    Join date : 15/06/2012

    Sài Gòn chuyện đời của phố:.... (Những câu chuyện văn hóa) Empty Re: Sài Gòn chuyện đời của phố:.... (Những câu chuyện văn hóa)

    Bài gửi by hoalucbinh Sat Jul 16, 2016 4:39 am



     Sài Gòn chuyện đời của phố:
    Là những câu chuyện về người sống ở Sài Gòn ngày xưa..


    Sài Gòn chuyện đời của phố:.... (Những câu chuyện văn hóa) 242911370 Tiếp theo chúng ta tìm hiểu về Gia Định, Bà Chiểu, ngày xưa....Sài Gòn chuyện đời của phố:.... (Những câu chuyện văn hóa) 242911370

    Sài Gòn chuyện đời của phố: Phần 2 - Về Bà Chiểu, rảo Hàng Bàng.....

    Cô ma Ba Trâm  

    Khi gả con gái út vào một gia đình ở ngã năm Bình Hòa, hiểu biết của bà ngoại tôi về vùng Bà Chiểu càng đầy lên qua những câu chuyện với ông bà sui là dân cố cựu ở đây.
    Lúc đó, khoảng đầu thập niên 1950 đã có đông người lao động nghèo về ở nơi đây nhưng khoảng thập niên 1920 thì còn thưa vắng.
    Từ Cầu Bông về xóm Đình gần đó người ta còn làm ruộng, thậm chí còn thấy hai bên đường Hàng Bàng ruộng lúa tươi tốt chín vàng khi đến mùa gặt.
    Thú vui của dân xóm Đình gần đó là đi câu ếch và bắt cá lia thia, bắt còng.
    Tuy nhiên, đám trẻ đi bắt cá lia thia ở quanh quẩn đường Hàng Bàng trong ngày nghỉ học thường không dám nán lại lâu vì sợ đến giờ Ngọ là giờ... ma đi.
    Giờ khắc đó, mấy người thả trâu cũng đã về ăn cơm chứ không còn ai ngoài ruộng.
    Ai cũng sợ cô Ba Trâm... nhát ma....


    Về cô Ba Trâm, ông bà sui của ngoại tôi kể rằng: Cô còn trẻ, con nhà khá giả.
    Cô treo cổ tự tử sau khi bị bà mẹ ghẻ tàn độc hành hạ và ép gả chồng không theo ý mình.
    Nơi cô Ba Trâm tự tử là gốc cây trâm gần Trường Vẽ Gia Định (Đại học Mỹ thuật TP.HCM ngày nay).
    Nơi đó cây cối sầm uất, nhà cửa thưa thớt nên thân xác cô khi được phát giác đã không còn nguyên vẹn do bị thú ăn.
    Vì chết oan, lại chết thảm nên người dân tin là hồn cô không đầu thai được mà còn vất vưởng trên dương gian.
    Họ đồn về đêm cô thường hiện về trong dáng vẻ một cô gái bận áo trắng đứng đón xe song mã ở Hàng Xanh đòi đi dạo một vòng rồi về Gia Định.
    Xe nào đưa cô đi thì gặp may, từ chối thì gặp xui rủi và giở trò ong bướm sẽ bị vật chết.
    Bây giờ người ta cho rằng xóm Đình chính là đoạn đường Nguyễn Duy hiện nay, một con đường nhỏ còn tồn tại một số nhà kiểu xưa.

    Câu chuyện này rộ lên từ cuối thập niên 1910 và mai một dần, hầu như dân cư ở đó không mấy ai biết.
    Đến đầu thập niên 1950, không thấy ai còn nhắc đến chuyện cô Ba Trâm nữa.
    Lúc đó đường Hàng Bàng đã trở thành đường Lê Văn Duyệt (nay là đường Đinh Tiên Hoàng) và nhà cửa đã đông đúc hơn....


    hoalucbinh
    hoalucbinh


    Tổng số bài gửi : 2852
    Join date : 15/06/2012

    Sài Gòn chuyện đời của phố:.... (Những câu chuyện văn hóa) Empty Re: Sài Gòn chuyện đời của phố:.... (Những câu chuyện văn hóa)

    Bài gửi by hoalucbinh Sat Jul 16, 2016 5:15 am



     Sài Gòn chuyện đời của phố:
    Là những câu chuyện về người sống ở Sài Gòn ngày xưa..


    Sài Gòn chuyện đời của phố:.... (Những câu chuyện văn hóa) 242911370 Tiếp theo chúng ta tìm hiểu về người Sài Gòn đi và làm du lịch....Sài Gòn chuyện đời của phố:.... (Những câu chuyện văn hóa) 242911370

    Sài Gòn chuyện đời của phố: Phần 3 - Người Sài Gòn đi và làm du lịch. .....

    Hồi nhỏ, đến nhà đứa bạn con một bác hàng xóm làm nghề thầu khoán, tôi xem được bức ảnh ông chụp bên cạnh tháp Eiffel bên Pháp. Bác kể: “Tôi chụp khi đi du lịch Paris”.


    Sài Gòn chuyện đời của phố:.... (Những câu chuyện văn hóa) 2aeqhax

    Khách đi du lịch cách đây gần 50 năm.  


    ....Ngày nay, du lịch là một chuyện bình thường. Nhưng cách nay gần 50 năm, chuyện đó nghe thật lạ tai với một thằng nhóc.
    Về kể cho má tôi nghe, bà bảo: “Thời buổi này ai mà đi du lịch cho nổi trừ nhà giàu có như ông thầu. Ba của con có đi du lịch ở Đà Nẵng, nhưng từ chục năm trước rồi, bây giờ đi đâu cũng sợ súng bom!”.
    Rồi bà chỉ một cái bình nhựa có dây đeo, cho biết cái bình đó dùng đựng nước uống mang theo để ba tôi đeo trên vai khi lên đường.
    Má tôi kể một bà bác là nhà giáo về hưu có đi được vài nơi, du lịch hẳn hoi với hướng dẫn viên, ra tới Huế, sang Hồng Kông, Nhật Bổn và đó là niềm tự hào cả dòng họ. ..Nhưng đó là chuyện đầu những năm 1960.

    Thú đi du lịch của người Sài Gòn hầu như tôi chỉ biết có vậy.
    Bạn bè tụ họp trong các chuyến đi chơi, bảo nhau hồi trước 1975 nhà nào ham đi chơi cũng quanh quẩn ra Vũng Tàu, sáng đi chiều về. Sang lắm thì lên Đà Lạt, ra Nha Trang là hết. Sài Gòn thời chiến tranh, dân chúng sống càng lúc càng khó khăn, vùng nào cũng có đánh nhau nên ít ai dám đi đâu.
    Có lẽ ngành du lịch thực sự ở miền Nam trước 1975 vẫn còn phôi thai, non trẻ cho dù đã có những cuộc tổ chức đi chơi xa cho dân chúng, có chương trình hẳn hoi.
    Đọc cuốn Hơn nửa đời hư, đầu thập niên 1960 ông Vương Hồng Sển đón cha từ Sóc Trăng lên Sài Gòn đi thăm đền Angkor và người tổ chức chỉ là một người quen, thuê xe, đưa đón, thuê nhà trọ và ăn một chút tiền dôi ra từ các cá nhân đóng góp.
    Rải rác có các công ty du lịch hình thành đưa khách đi chơi nhưng danh sách điểm đến thật nghèo nàn: du lịch trong nước chỉ tổ chức đi Đà Lạt, Bảo Lộc, Vũng Tàu, Nha Trang… Ra nước ngoài có Angkor, Nhật Bổn, Hồng Kông…


    Mời ông chủ Playboy đầu tư du lịch.. 

    Trước thời gian đó, vào năm 1959, có một công ty du lịch hình thành và có thể coi là công ty đầu tiên chuyên làm du lịch của người Việt.
    Chủ đầu tư là ông Nguyễn Văn Liêm, chủ Hãng phim Hoàn Kiếm chuyên nhập phim Nhật và cũng là chủ nhân hai điểm lui tới nổi tiếng của giới văn nghệ sĩ là quán La Pagode, thường gọi là quán Cái Chùa và nhà hàng Tự Do ở trung tâm Sài Gòn.
    Công ty lấy tên là Saigon Service Center (S.S.C).
    Lúc đó đô thành Sài Gòn sau khi ký Hiệp định Geneva vài năm đang còn ổn định, chiến tranh chưa lan rộng, ông Nguyễn Văn Liêm có tầm nhìn xa, nghĩ là tình hình sẽ thay đổi, người Mỹ và người nước ngoài vào miền Nam nhiều hơn để làm ăn nên muốn đi đầu trong việc cung ứng các dịch vụ du lịch cho người nước ngoài và cả người VN khá giả.
    Ngay sau khi thành lập, ban điều hành vạch ra một kế hoạch phát triển khá hấp dẫn.
    Trước hết, công ty tổ chức các cuộc du ngoạn mỗi ngày đi vòng quanh thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, thăm các thắng cảnh, di tích, viện bảo tàng dành cho khách đến Sài Gòn du lịch.
    Phương tiện là đội xe mười chiếc sơn trắng của Ý hiệu TRI-LAMBRETTA do Hãng Lambretta tại Sài Gòn nhập cảng về.
    Đây là loại xe chạy máy hai thì, ba bánh, mái vải, có lối đi lên ở giữa, thông thoáng để có thể quan sát cảnh vật.
    Hình dáng xe này khá giống loại xe điện dùng để chạy trong các công viên, nhưng chỉ có ba bánh.
    Bên hông xe có kẻ dòng chữ “Sai Gon sight seeing”.
    Giá xe mỗi chiếc lúc đó chỉ khoảng 35.000 - 45.000 đồng, dễ đầu tư vì vốn nhẹ.
    Đã có dịch vụ đưa khách đi chơi quanh thành phố rồi, ban giám đốc tính chuyện xa hơn với các kế hoạch lớn hơn.
    Trước hết, công ty liên kết với dịch vụ Club Nautique tại khu Thanh Đa.
    Đây là loại hình giải trí câu lạc bộ dưới nước có từ thời Pháp thuộc, thường xuyên tổ chức chơi trượt nước, dạo chơi trên sông bằng canoe.
    Câu lạc bộ này còn có ba nhà hàng phục vụ khách. Công ty đưa khách đến, thuê canoe đi trên sông Sài Gòn ngắm cảnh, lướt sóng ra tới Nhà Bè ăn cá, đến Lái Thiêu ăn trái cây, xem làm đồ gốm...  


    Do mới mở nên khách mua dịch vụ lai rai, không ồ ạt.
    Lúc đó, công ty còn nghĩ đến một kế hoạch táo bạo hơn.
    Cố vấn phụ trách giao tế là ông Đoàn Châu Mậu gửi một lá thư bằng tiếng Anh cho ông Hugh Hefner, chủ tạp chí Playboy chuyên dành cho đàn ông nổi tiếng của Mỹ.
    Thư đề nghị công ty ông Hefner liên doanh với S.S.C vào dự án xây dựng một Sandy club - khu du lịch có bãi tắm riêng dành cho người nước ngoài tại đảo Thổ Chu, Tây Nam nước Việt.
    Một thời gian sau, có một người Mỹ tên là Clinton, đại diện ông Hugh Hefner tìm đến Văn phòng Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tìm hiểu điều kiện đầu tư.
    Tin đến tai Tổng Thống Ngô Đình Diệm, vốn là một người Công giáo gốc phong kiến.
    Ông nổi trận lôi đình, đòi bắt bỏ tù ai dám thảo thư mời chủ báo Playboy mở loại công ty du lịch như vậy.
    Ông Kha Thùy Châu nhớ lại: may là bức thư chỉ đứng tên công ty, không có chữ ký cụ thể của ai, nên thoát nạn!

    Đến năm 1970, tuy còn khó khăn vì chiến tranh, ngành du lịch vẫn được nhìn nhận là có mãi lực phát triển dần.
    Theo ông Lê Thái Khương trong cuốn Du lịch, kỹ nghệ đệ tam đẳng tại Việt Nam, năm 1966 số chi tiêu của người nước ngoài ở Việt Nam là 29 tỉ đồng thời đó. Đến 1967 là 47 tỉ và ước tính năm 1968 là 50 tỉ đồng...  


    hoalucbinh
    hoalucbinh


    Tổng số bài gửi : 2852
    Join date : 15/06/2012

    Sài Gòn chuyện đời của phố:.... (Những câu chuyện văn hóa) Empty Re: Sài Gòn chuyện đời của phố:.... (Những câu chuyện văn hóa)

    Bài gửi by hoalucbinh Mon Jul 18, 2016 3:51 am



     Sài Gòn chuyện đời của phố:
    Là những câu chuyện về người sống ở Sài Gòn ngày xưa..


    Sài Gòn chuyện đời của phố:.... (Những câu chuyện văn hóa) 242911370 Tiếp theo là Phần 4 chúng ta tìm hiểu về tính cách...
    đàn ông Sài Gòn với đầy đủ tính tốt, tật xấu nha....
    Sài Gòn chuyện đời của phố:.... (Những câu chuyện văn hóa) 242911370

    Sài Gòn chuyện đời của phố: Phần 4 - Một thời bảnh trai .....

    Người ta hay nói về tính cách đàn ông Sài Gòn với đầy đủ tính tốt, tật xấu chứ không mấy ai nói về diện mạo của đàn ông thành phố này..


    Sài Gòn chuyện đời của phố:.... (Những câu chuyện văn hóa) 2r47urb

    Nghệ sĩ Trần Quang (thứ hai từ trái qua) cùng các bạn bè nghệ sĩ Sài Gòn.  


    Kể từ thời Pháp thuộc, khi Sài Gòn thuộc về Cochinchine là xứ thuộc địa, người Sài Gòn, nhất là giới làm việc cho Tây nhanh chóng thay bộ áo dài khăn đóng để bận âu phục cho phù hợp với công việc.
    Rồi xuất hiện lớp thợ cắt tóc theo đúng kiểu Tây cho giới quan chức, lính thuộc địa Pháp và cho cả giới quan chức Việt cũng như người làm ăn kinh doanh. Thanh niên Sài Gòn bắt đầu cắt tóc ngắn trong khi miền Trung và Bắc vẫn phổ biến tóc dài búi tó và ít ra cho đến giữa thập niên 1920 vẫn còn ảnh hưởng Khổng giáo từ cách ăn mặc, nói năng. Đầu thập niên 1920, khá đông công chức Sài Gòn lương tháng 6 đồng hoặc 4 đồng “đã đua nhau diện âu phục: áo “bành tô” cổ đứng, một hàng nút lớn bằng xà cừ kết ở giữa, đội mũ trắng, mang dép da.
    Các bậc “ông” - như commis, thì mang giày tây do từ bên Tây gửi sang bán với giá đắt, thường thường là loại giày bottin da đen, cao cổ” .....


     Thập niên 1950, nhìn chung đàn ông Sài Gòn biết chú ý đến hình thức vẫn cố giữ nét lịch lãm ảnh hưởng của giới quan chức Pháp ở thuộc địa với tóc chải để lộ vầng trán cao.
    Hình ảnh giới nghệ sĩ phản ánh điều đó, trong chân dung lưu lại của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, ca sĩ Duy Khánh, hai nghệ sĩ Hoài Trung và Hoài Bắc Phạm Đình Chương với gương mặt sáng trưng, thông tuệ như giáo sư đại học.


     Sài Gòn chuyện đời của phố:.... (Những câu chuyện văn hóa) 25z1jl0

     Trang phục phổ biến thập niên 1950 - 1960

    Từ thập niên 1960 cho đến 1975, phim Tây, Mỹ trở nên phổ biến.
    “Đẹp trai như Alain Delon!” là câu thành ngữ mới để đánh giá trai đẹp.
    Và sau này khi Nguyễn Chánh Tín lần đầu xuất hiện trong phim Đời chưa trang điểm với vai Tuấn, một chàng đẹp trai con nhà giàu thì dân gian sửa lại là “Đẹp trai như Nguyễn Chánh Tín”.
    Khi Trần Quang diễn xuất với bộ ria mép, người Sài Gòn không thể không liên tưởng tới Clark Gable hay sẽ nghĩ đến Charles Bronson khi xem diễn viên Tâm Phan đóng phim.
    Thời trước 1975, đang có chiến tranh, cũng là thời sản xuất mạnh, hàng hóa nhiều, đàn ông có giá không còn là thầy ký, thầy thông sáng cắp ô đi tối cắp về nữa mà là thầy Hai làm sở Mỹ bận áo montagut sáng lấp lánh, lái Vespa vào cuối tuần hoặc ông thầu khoán cười lóe răng vàng...
     


    Những vẻ đẹp thời thượng..

    Xem lại tập ảnh cũ sưu tầm được, diện mạo của các nam nghệ sĩ Sài Gòn xưa khá đa dạng.
    Họ xuất xứ từ khắp các vùng miền nên mỗi người mỗi vẻ: mạnh mẽ, rắn rỏi, đôn hậu, sáng trong hay bí ẩn, đểu giả hay chân thật...
    Họ có nét chung là thích chải tóc theo kiểu thời thượng, kiểu tango, chải tóc vuốt lên rồi vẹt ngang cho bồng cao.
    Một số nam nghệ sĩ chải đầu tém phía sau gáy, ai không có tóc ép tự nhiên thì dùng gel ép cho thật kỹ.
    Có nghệ sĩ dù mỗi ngày ăn quán ngủ đình, ở nhà trọ, ăn cơm hội nhưng vẫn sáng rực trên sân khấu với vẻ hào hoa uy dũng....

    Khi còn nhỏ, tôi thích vẻ đẹp trai tươi tắn của ban Tam ca Sao Băng...
    Tươi sáng nhất vẫn là gương mặt của ca sĩ Thanh Phong.
    Anh là người gốc Hoa, trắng trẻo, biết ăn diện, tóc chải bảy ba.
    Nụ cười của anh được nhà văn Hồ Trường An gọi là “cười cầu tài” khiến cái nhìn của anh thân thiện và cuốn hút...


    Sài Gòn chuyện đời của phố:.... (Những câu chuyện văn hóa) 1zntkoz

    Sài Gòn chuyện đời của phố:.... (Những câu chuyện văn hóa) 68r1n5

    Ban Tam ca Sao Băng... có ngôi sao Duy Mỹ đã “băng”,
    ngôi sao Phương Đại còn đang lơ lửng chờ băng...
     chỉ còn lại một ngôi sao Thanh Phong...


    Sài Gòn chuyện đời của phố:.... (Những câu chuyện văn hóa) 28ryzic

    Sài Gòn chuyện đời của phố:.... (Những câu chuyện văn hóa) Jhd89w


    Thanh Phong trông còn rất trẻ, vẫn nét thư sinh ngày nào và anh đã thành công trong việc chinh phục lớp khán giả đầu bạc với giọng ca điêu luyện, phong phú với những bản nhạc của minh, là 3 bài Hòn Vọng Phu của Lê Thương, và Ly cà phê cuối cùng của nhóm Lê-Minh-Bằng..Thanh Phong đã gieo vào lòng người nghe những cảm xúc y nguyên từ thời son trẻ…


    Sponsored content


    Sài Gòn chuyện đời của phố:.... (Những câu chuyện văn hóa) Empty Re: Sài Gòn chuyện đời của phố:.... (Những câu chuyện văn hóa)

    Bài gửi by Sponsored content


      Hôm nay: Tue Mar 19, 2024 3:25 am