VIETHAMVUI

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


    NHỮNG CHIẾC QUAN TÀI TRÊN VÁCH NÚI

    outlander
    outlander
    Moderator
    Moderator


    Tổng số bài gửi : 7911
    Join date : 11/08/2012

    TinVui NHỮNG CHIẾC QUAN TÀI TRÊN VÁCH NÚI

    Bài gửi by outlander Sun Apr 15, 2018 8:54 pm

    Những Chiếc Quan Tài Trên Vách Núi
    _____________________________________
    NHỮNG CHIẾC QUAN TÀI TRÊN VÁCH NÚI Orname10




    "Sống cái nhà thác cái mồ", đó là lẽ thường của thế nhân, ở phương Đông, cổ nhân quan niệm "sinh ký tử quy", sống chỉ là gởi tạm, thác mới chính là về cõi hằng thường. Vì lẽ đó, người ta có rất nhiều cách an táng đối với người đã khuất. Ngoài cách mai táng thông thường, chúng ta thường nghe nói đến hỏa táng, thủy táng hoặc lạ lùng hơn nữa là điểu táng. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một cách an táng kỳ lạ nhất của một dân tộc thiểu số Trung Hoa: "Huyền táng".

    NHỮNG CHIẾC QUAN TÀI TRÊN VÁCH NÚI 1_49070
    Ảnh minh họa


    "Huyền táng (táng treo) là cách an táng độc nhất vô nhị của dân tộc Bặc ở Trung Quốc. "Bặc nhân" là một dân tộc thiểu số ở phía tây nam Trung Hoa cổ đại. Dân tộc Bặc đã được sử sách thời chiến quốc ghi chép lại. Dân tộc cổ xưa nầy luu hành phong tục "quan nhi bất ế, trí như cao nhai" - nghĩa là làm quan tài mà không chôn, phải đặt lên trên những vách núi cao. Cách táng treo của người Bặc chủ yếu phân bố tại Nghi Tân, thuộc Xuyên Nam, xưa gọi là: "Bặc đạo", ở các huyện Hưng Văn, Quán Liên, và tập trung nhất là ở đê Ma Đường Bá ở thôn Lạc Biểu, huyện Củng. Cũng ở đây, những di tích huyền táng còn hoàn chỉnh nhất với những vách núi huyền táng điển hình nhất.

    Vùng đê Ma Đường Bá còn được gọi là "Bặc xuyên câu". Toàn con đê vươn dài rộng 50 mét, núi non bao quanh trùng trùng điệp điệp, rừng lá xanh um, cảnh sắc sơn thanh thủy tú dễ làm say đắm lòng người. Hai bên đông và tây của bờ đê sừng sửng 22 vách núi đá nham thạch vôi nối liền nhau, dù là trên xuống hau dưới lên. Vậy mà lắc lẽo trên các vách núi chọc trời ấy là hơn 160 cỗ quan tài.


    NHỮNG CHIẾC QUAN TÀI TRÊN VÁCH NÚI 2_106924
    Ảnh minh họa

      Người ta vẫn thường thắc mắc tại sao dân tộc Bặc lại chọn cách an táng kỳ lạ nầy. Qua phân tích, có thể do những nguyên nhân sau: người Bặc cho rằng ở trên núi cao luônnluon6 thông gió và hướng được về phía mặt trời, không khí khô ráo, người hay thú dữ không có khả năng xăm phạm, quấy nhiểu. Hơn nửa, điều kiện tự nhiên thông thoáng có thể kéo dài "tuổi thọ" của thi thể và quan tài. Các cỗ quan tài treo bao giờ cũng ở trên các vách núi cao, dựng đứng ngay bên dòng nước, yếu tố phong thủy vừa hài hòa âm dương, vừa mang ý nghĩa nhân bản: để vong linh còn du sơn ngoạn thủy, gửi gắm tâm tình luyến ái. Sử sách còn ghi lại người Bặc cho rằng: "đưa quan tài lên vách núi cao là đại cát", đưa quan tài cha mẹ lên cao là con chí hiếu". Những quan điểm nầy, dưới sự chi phối của tín ngưỡng, đã hình thành tập tục tranh đua đưa quan tài lên cao hơn trên các vách núi dựng đứng chọc trời.

    NHỮNG CHIẾC QUAN TÀI TRÊN VÁCH NÚI 3_133108
    Ảnh minh họa

      Người Bặc thường treo quan tài của những người thân trong gia đình, gia tộc lên gần nhau trên cùng một vách nui.

    Đối với những người có vai vế lớn nhất trong gia tộc thì có vị trí huyền táng trên cao nhất. Sau đó dần dần xếp xuống dưới.

    Qua khảo sát hiện trường và quan sát cụ thể, một công trình huyền táng có thể có các bước tiến hành: đầu tiên là chọn một đỉnh núi cao làm táng địa rồi mới chọn người leo trèo thiện nghệ lên được đỉnh núi nầy, dùng loại dây thừng lớn dong xuống đến chân của vách núi ấy, tiếp đó, người ta buông dây thừng trên núi lợi dụng một loại công cụ có cán dài và có móc câu thả mình dần dần đến vách núi, người thợ lành nghề nầy đục vào vách đá cứng huyệt cho áo quan , và hố để chôn những cọc gổ gọi là thiết mộc vì rất cứng. Sau khi hoàn thành công đoạn nầy, anh ta sẽ leo theo sợi dây thừng để xuống.

    Lúc nầy lễ hạ huyệt bắt đầu, người ta đưa quan tài lên vách núi theo sợi thừng lớn vừa buộc, cuối cùng đặt quan tài vào huyệt vừa đục hoặc đặt lên
    những cọc gổ vừa chôn.

    Hơn mười năm trước, những người làm công tác khảo cỗ ở Tứ Xuyên đã đưa xuống từ vách núi mười cỗ quan tài để kiểm nghiệm, nghiên cứu. Người ta phát hiện cách thức khâm liệm trong các cỗ quan tài có nhiều điểm dị biệt. Có cái vô cùng đẹp đẽ, quý giá, những đồ tùy táng rất phong phú, vì đó là những tù trưởng, thầy mo, hoặc người có địa vị cao trong thị tộc. Có cái thì y trang mộc mac, tùy táng giản đơn, người chết là nhân vật thuộc hạ tầng như tỳ nữ, nông nô. Y phục, đồ trang sức của các tù trưởng, thầy mo, cho thấy trình độ chế tác công nghệ của "Bặc nhân" bây giờ khá cao.


    NHỮNG CHIẾC QUAN TÀI TRÊN VÁCH NÚI 4_99796
    Ảnh minh họa

    Hiện nay, tại phòng trưng bày văn vật ở phòng văn hóa huyện Củng, chúng tôi cũng đã nhìn thấy những đồ tùy táng ở một cỗ quan tài huyền táng. Loại quan tài nầy dùng nguyên một cái cây gổ cứng đục đẽo mà thành. Chúng không chân phương như chúng ta mà dưới rộng trên hẹp, đầu to đuôi nhỏ, dài hai mét, nặng mấy trăm cân. Dân bản xứ gọi loại gổ để làm quan tài là: "M3 tang mộc". Đây là một loại gổ rất đẹp, rất cứng nhưng hiện nay không còn thấy ở đâu .

    Có lần tôi đã đọc thấy hai chữ "Bắc nhân" ở sử thư vào thời Minh triều, năm Vạn Lịch thứ nhất, các sách sử sau nầy tôi chưa hề gặp lại. Dân tộc Bặc, bây giờ đi đâu? Còn, mất? Tất cả như đã trở thành nổi bùi ngùi thiên cổ. "Bặc nhân tuy không còn, song những chiếc quan tài trên vách núi nảo tồn cho đến nay vẫn thách thức thời gian, tự hào về một thời vàng son của họ.
     



    PHẠM ĐỨC THÀNH DŨNG

      Hôm nay: Fri May 17, 2024 6:49 am