VIETHAMVUI

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


    KÌ LẠ GIẾNG NƯỚC NUÔI CÁ THẦN NGHÌN TUỔI + VIDEO

    outlander
    outlander
    Moderator
    Moderator


    Tổng số bài gửi : 7911
    Join date : 11/08/2012

    PhimViet KÌ LẠ GIẾNG NƯỚC NUÔI CÁ THẦN NGHÌN TUỔI + VIDEO

    Bài gửi by outlander Sun Dec 01, 2013 1:37 pm

    KÌ LẠ GIẾNG NƯỚC NUÔI CÁ THẦN NGHÌN TUỔI Ở LÀNG DIỀM


    Theo truyền thuyết mà nhà nghiên cứu dân gian hàng đầu Bắc Ninh, ông Lê Danh Khiêm (Trưởng ban Nghiên cứu Sưu tầm Quan họ - Trung tâm Văn hóa thể thao Bắc Ninh), đã dày công sưu tầm, nghiên cứu, thì xưa kia, công chúa, con gái của Vua Hùng thứ 6, đi kinh lý qua vùng Diềm, thấy trong vùng có giếng nước, gọi là giếng Ngọc, có nước trong xanh, ngọt lịm, liền dừng lại định cư. Điều đó có nghĩa, theo truyền thuyết, giếng Ngọc đã có rất lâu rồi, từ thời Hùng Vương.
    Người dân làng Diềm không rõ bà tên gì, mà chỉ kính trọng gọi là Vua Bà. Vua Bà hướng dẫn nhân dân khai khẩn rừng hoang, bờ bãi, biến thành bờ xôi ruộng mật, nuôi tằm, dệt tơ.
    Sống cùng người dân nơi đây, Vua Bà phát hiện ra giọng nói ngọt ngào của nhân dân, bà liền truyền dạy làn điệu quan họ. Chính vì thế, người Bắc Ninh coi Vua Bà là Thủy Tổ của quan họ. Làng Diềm nổi tiếng là nơi xuất phát của quan họ và cũng là vùng hát quan họ hay nhất Kinh Bắc, không những vì là nơi được Thủy Tổ truyền dạy, mà còn vì có giếng nước ngọt mát. Các cụ kể rằng, muốn có giọng hát quan họ hay, phải uống nước giếng Ngọc từ khi còn tấm bé.
    Ngay cạnh giếng Ngọc là đền Cùng, nơi thờ hai nàng công chúa của vua Lý Thánh Tông. Tương truyền, gần 1.000 năm trước, khu vực làng Diềm còn là rừng rậm um tùm, với những cây gỗ lim khổng lồ, gốc to vài người ôm. Trên núi Kim Sơn và Kim Lĩnh cạnh đó có nhiều thú dữ. Hổ báo thường xuyên về làng ăn thịt người, bắt trộm gia cầm, gia súc.
    Nghe nói, vùng làng Diềm có giếng nước ngọt, người làng Diềm có giọng hát quan họ rất hay, hai nàng công chúa con vua Lý Thánh Tông là Ngọc Dung và Thủy Tiên rất tò mò, đã tìm đến thưởng ngoạn.
    Thấy mạng sống dân chúng nơi đây bị thú dữ đe dọa, hai nàng công chúa đã xin vua cha cho quân lính về tiễu trừ. Thú dữ bị tiêu diệt, cuộc sống người dân trở lại cảnh thanh bình, ấm no.
    Mê đắm giọng hát quan họ làng Diềm, rồi như say nước giếng Ngọc, hai nàng công chúa đã xin vua cha xây dựng "Thủ khố ngân sơn", tức là kho dự trữ tiền của, lương thực dưới chân núi. Hai nàng công chúa của vua Lý Thánh Tông đã trực tiếp cai quản kho ngân quỹ này. Ngoài việc dùng kho ngân quỹ phục vụ quân đội trong lúc chiến tranh, còn để cứu đói dân nghèo.
    Vào ngày 3-3 âm lịch, cách đây gần 1.000 năm, đúng tiết trời Thanh Minh thanh tịnh, hai bà hướng về phía triều đình, vái lạy vua cha 3 lần, xin vua cha cho ở lại nơi đây vĩnh viễn.
    Vái lạy xong, hai bà cùng với người hầu hóa, rồi biến thành 3 con cá lạ tuyệt đẹp, bơi lội tung tăng trong giếng Ngọc cho đến tận ngày hôm nay.
    Dân làng thương nhớ, kính trọng, liền lập đền thờ hai bà ngay cạnh giếng Ngọc, rồi hàng năm, nhằm ngày hai bà hóa, lại tổ chức lễ hội, thau rửa, vệ sinh giếng, giúp 3 "ông cá" có nơi ở sạch sẽ, an toàn.
    Theo tục lệ từ xưa đến nay, cứ vào tiết Thanh Minh, mùng 3-3 âm lịch, dân làng Diềm lại tổ chức tát giếng, làm sạch nơi ở cho các "ông cá".
    Việc tát giếng diễn ra khá cầu kỳ. Dân làng chọn những trai thanh, gái lịch làm nhiệm vụ tát giếng. Âu chứa nước được mang ra, rồi nam thanh nữ tú xếp thành nhiều hàng, trai múc nước, chuyền tay cho các cô gái, đến khi nào cạn nước mới dừng lại. Các âu nước được chuyền tay theo nhịp những làn điệu dân ca "vang rền nền nảy" của quan họ làng Diềm.


      Hôm nay: Sun May 19, 2024 4:41 am