Bạn đã từng nghe đến tên của những hệ điều hành máy tính như Amiga, Inferno hay Arthur chưa? Đó đều là những hệ điều hành có thực và đã từng là đối thủ cạnh tranh quyết liệt với Apple và Microsoft. Tuy nhiên, theo thời gian và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đã khiến chúng không còn phù hợp với đa số người dùng và dần biến mất.
Dưới đây là 11 hệ điều hành là từng “ làm mưa làm gió” trên thị trường di động.
AmigaOS
Năm ra đời: 1985
Công ty: Commodore
Khi ra đời vào năm 1985, AmigaOS được đánh giá là đi trước thời đại với sự hỗ trợ giao diện đồ họa đa tác vụ hoạt động một cách mượt mà trước cả hệ PC và MAC. Amiga vẫn còn ảnh hưởng và tồn tại hiện nay dưới dạng giả lập, cụ thể là phiên bản PowerPC. Steve Jobs được cho là đã rất lo ngại trước sự xuất hiện của AmigaOS nhưng maymắn cho Jobs và Apple, Commodore đã không thể đưa hệ điều hành này phát triển hơn.
BeOS
Năm ra đời: 1991
Công ty: Be Inc.
BeOS được tạo ra từ năm 1991, dùng phần cứng mới toanh thời đó rồi tạo ra để tận dụng lợi ích của kĩ thuật đa nhiệm. Vì tất cả điều này nằm trong phiên bản đầu của BeOS, nó có lợi thế lớn đối với cả Windows và OS X, cả 2 đều phải nhờ vào OS của chúng để cải thiện phần cứng và chắp vá thêm công cụ multimedia.
BeOS đã trở thành mối nguy lớn tới mức Microsoft cuối cùng đã sử dụng biện pháp cứng rắn, đẩy Be Corp ra khỏi cuộc chiến dù nó không kết thúc ở đó. Be Corp đã kiện lại Microsoft, làm Mircosoft bị phạt vì phá luật chống độc quyền, bôi nhọ công ty.
OS/2
Năm ra đời: 1985
Công ty: IBM
OS/2 là sản phẩm được phát triển từ sự hợp tác giữa Microsoft và IBM. Nó được phát hành vào năm 1987 dưới dạng giống như DOS, hệ điều hành đơn nhiệm và điều khiển bằng dòng lệnh rất khác biệt so với Windows.
Nhưng không đến một năm sau, OS/2 đã khoác lên mình giao diện sử dụng đồ họa trực quan. Đây là mối đe dọa lớn với sự tồn tại của Windows nên Microsoft đã ngưng theo đuổi việc phát triển nó. Năm 1990, trước khi Windows 3.0 phát hành, OS/2 đã thực sự được mô tả như là một “Windows mở rộng”, và tất nhiên đã bị kiềm chế. Microsoft đã có những hoạt động giao dịch kinh doanh với các nhà sản xuất để gói Windows 3.0 cùng hàng loạt các dòng máy tính mới, mang lại cho Windows thành công rực rỡ.
Arthur
Năm ra đời: 1987
Công ty: Acorn Computers Ltd
Được phát triển trong vòng có 5 tháng, hệ điều hành Arthur được cho là sẽ sớm bị quên lãng. Nhưng hệ điều hành này vẫn tồn tại cho tới năm 1989 khi hệ điều hành RISC OS ra đời. RISC OS vẫn được sử dụng tới ngày nay, nhưng không rõ được dùng ở đâu.
Desktop Linux
Năm ra đời: khoảng năm 1996
Công ty: Hệ điều hành Linux dùng cho máy tính bàn là phần mềm mã nguồn mở
Hệ điều hành này hiện vẫn tồn tại, nhưng không được sử dụng phổ biến. Chỉ có dân công nghệ thực sự mới sử dụng Linux.
Inferno
Năm ra đời: 1996
Công ty: Bell Labs
Đây là một hệ điều hành nguồn mở, nên có nhiều phiên bản của nó vẫn còn tồn tại. Tuy nhiên, hệ điều hành này chỉ được sử dụng ở mức rất hạn chế.
XTS-400
Năm ra đời: 1992
Công ty: BAE Systems
Được đánh giá cao bởi mức độ bảo mật vì vậy mà hệ điều hành này và các phiên bản kế nhiệm của nó hiện vẫn được sử dụng trong công nghệ quân sự.
Palm OS
Năm ra đời: 1996
Công ty: Palm Inc.
Năm 2002, Palm tách mảng hệ điều hành thành một công ty riêng. Năng lực sáng tạo cũng giảm theo từ đó, từ chỗ là một hệ điều hành tiên phong mạnh mẽ cho PDA, Palm không còn theo kịp sự phát triển của Web và truyền thông đa phương tiện.
WebOS
Năm ra đời: 2009
Công ty: Palm, sau đó là HP
Palm tạo ra WebOS như một “ đòn đáp trả” đối với hệ điều hành iOS dành cho iPhone của Apple. Hệ điều hành này lần đầu tiên được ra mắt trên chiếc điện thoại thông minh Palm Pre và được coi là một trong những đối thủ đáng gờm nhất của iPhone ở thời điểm đó. Năm 2010, HP mua Palm và cả WebOS với giá 1,2 tỷ USD. Năm 2011, HP muốn tung ra một smartphone và máy tính bảng chạy WebOS, nhưng đều thất bại. Đến nay, HP đã từ bỏ WebOS và hệ điều hành này hiện trở thành phần mềm mã nguồn mở.
Symbian
Năm ra đời: 1998
Công ty: Nokia (đã mua lại Symbian vào năm 2008)
Từng là một trong những hệ điều hành di động phổ biến nhất trên thế giới, Nokia đã quyết định xóa sổ Symbian và thay thế bởi hệ điều hành Windows Phone của Microsoft. Hiện nay, tất cả các thiết bị hàng đầu của Nokia đều chạy Windows Phone 8.
MS-DOS
Năm ra đời: 1981
Công ty: Microsoft
Những ai dùng máy tính IBM vào thập niên 1980 và đầu những năm 1990 đều quen với hệ điều hành MS-DOS. Microsoft đã mua một hệ điều hành có tên 86-DOS từ công ty Seattle Computer Products và sau đó, biến thành nó thành một hệ điều hành dành cho máy tính Intel 8086 với cái tên MS-DOS. Đã có 8 phiên bản của MS-DOS được đưa ra trước khi hệ điều hành này bị dừng phát triển vào năm 2000.
Thúy Nga