VIETHAMVUI

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


    Lăng mộ Hoàng đế bị khoá từ bên trong nhưng người thợ cuối cùng vẫn thoát ra ngoài được, đầu óc người xưa khiến hậu thế phải ngả mũ thán phục

    Kyo
    Kyo
    Sup-Moderator
    Sup-Moderator


    Tổng số bài gửi : 5654
    Join date : 24/02/2018
    Đến từ : Thành phố xanh

    Lăng mộ Hoàng đế bị khoá từ bên trong nhưng người thợ cuối cùng vẫn thoát ra ngoài được, đầu óc người xưa khiến hậu thế phải ngả mũ thán phục Empty Lăng mộ Hoàng đế bị khoá từ bên trong nhưng người thợ cuối cùng vẫn thoát ra ngoài được, đầu óc người xưa khiến hậu thế phải ngả mũ thán phục

    Bài gửi by Kyo Tue Sep 21, 2021 6:26 pm

    Lăng mộ Hoàng đế bị khoá từ bên trong nhưng người thợ cuối cùng vẫn
    thoát ra ngoài được, đầu óc người xưa khiến hậu thế phải ngả mũ thán phục

    21/09/2021


    Mộ cổ là hệ thống mật thất khép kín , không có đường ra. Vậy thì làm sao để người thợ 
    có thể thoát khỏi lăng mộ mà vẫn hoàn tất được quy trình phong tỏa chặt chẽ hoàn toàn các cửa mộ?


    Lăng mộ cổ đại là nơi an nghỉ của các vị vua chúa thời xưa. Bên trong không những có phần hài cốt “
     bất khả xâm phạm ” mà còn có vô số những vật bồi táng khác như ngọc ngà châu báu, văn thư cổ tự 
    và thậm chí là con người.

    Các vị vua cho người cài đặt trong lăng mộ vô số cơ quan nguy hiểm để ngăn chặn về sau sẽ có kẻ 
    làm phiền đến giấc ngủ ngàn thu và động chạm vào các vật bồi táng quý giá của mình.

    Lăng mộ Hoàng đế bị khoá từ bên trong nhưng người thợ cuối cùng vẫn thoát ra ngoài được, đầu óc người xưa khiến hậu thế phải ngả mũ thán phục Lang-mo-hoang-de-bi-khoa-tu-ben-trong-nhung-nguoi-tho-cuoi-cung-van-thoat-ra-ngoai-duoc-dau-oc-nguoi-xua-khien-hau-the-phai-nga--542-6042515

    Thân là “con của trời”, là người có địa vị tối cao, các vị Hoàng đế không cho phép bất kì ai xâm phạm
     vào nơi an nghỉ của mình. Chính vì thế, vị trí thi hài của vua chúa và cách thức ra vào lăng mộ được
     bảo mật tuyệt đối.

    Thế nhưng, để phòng trừ hậu họa, các vị Hoàng đế ra lệnh cho thợ xây dựng mật thất phải hoàn thành
     phong ấn và chết bên trong lăng mộ cùng với mình, vì họ cho rằng chỉ có người chết mới có thể giữ được bí mật.

    Lăng mộ Hoàng đế bị khoá từ bên trong nhưng người thợ cuối cùng vẫn thoát ra ngoài được, đầu óc người xưa khiến hậu thế phải ngả mũ thán phục Lang-mo-hoang-de-bi-khoa-tu-ben-trong-nhung-nguoi-tho-cuoi-cung-van-thoat-ra-ngoai-duoc-dau-oc-nguoi-xua-khien-hau-the-phai-nga--23e-6042515

    Đến thời Hoàng đế Khang Hi, lệnh bắt buộc các thợ xây mộ phải chết theo Hoàng đế đã không còn.
     Theo đó, thợ xây phải tự sáng tạo ra “đường sống” cho mình mà vẫn phải đảm bảo phong ấn hoàn toàn cửa mộ.

    Thiết kế ban đầu của lăng mộ là dựa vào nguyên tắc “mật thất” để tạo dựng, không thể vào và cũng không thể ra.
     Theo đó, những người thợ phải cài đặt tất cả cơ quan từ bên trong trước khi đóng cửa hoàn toàn,
     vì cơ quan chốt cửa cũng phải nằm bên trong và một khi đã đóng cửa thì bên ngoài không thể vào được nữa.

    Mộ cổ là hệ thống mật thất khép kín, không có đường ra. Vậy thì làm sao để người thợ có thể thoát khỏi lăng mộ 
    mà vẫn hoàn tất được quy trình phong tỏa chặt chẽ hoàn toàn các cửa mộ?

    Lăng mộ Hoàng đế bị khoá từ bên trong nhưng người thợ cuối cùng vẫn thoát ra ngoài được, đầu óc người xưa khiến hậu thế phải ngả mũ thán phục Lang-mo-hoang-de-bi-khoa-tu-ben-trong-nhung-nguoi-tho-cuoi-cung-van-thoat-ra-ngoai-duoc-dau-oc-nguoi-xua-khien-hau-the-phai-nga--aaa-6042515

    Để nghiên cứu vấn đề được đặt ra, chuyên gia đã nhắm vào lăng mộ của Hoàng đế Minh Thần Tông
     Chu Dực Quân. Đây là lăng mộ hoàng gia duy nhất được tiến hành khai quật khảo cổ trong tổng số 
    13 khu lăng mộ thời nhà Minh.

    Trong quá trình khai quật ngôi mộ của Minh Thần Tông, các chuyên gia phải đối mặt với vấn đề đầu tiên 
    chính là làm sao để tiến vào khu mộ. Thông qua quan sát tỉ mỉ, chuyên gia phát hiện cửa chính của lăng mộ 
    không hề có cài đặt cơ quan đóng từ bên ngoài.

    Từ đó, chuyên gia đưa ra nhận định sơ bộ, cửa chính không thể bị khóa từ bên ngoài khi hoàn tất phong ấn được.
     Sau khi loại trừ các khả năng liên quan đến bối cảnh lịch sử, các chuyên gia đã kết luận, cửa chính được cài đặt
     cơ chế khép đóng tự động và được khống chế bởi cơ quan bên trong lăng mộ.

    Lăng mộ Hoàng đế bị khoá từ bên trong nhưng người thợ cuối cùng vẫn thoát ra ngoài được, đầu óc người xưa khiến hậu thế phải ngả mũ thán phục Lang-mo-hoang-de-bi-khoa-tu-ben-trong-nhung-nguoi-tho-cuoi-cung-van-thoat-ra-ngoai-duoc-dau-oc-nguoi-xua-khien-hau-the-phai-nga--513-6042515

    Sau quá trình nghiên cứu, các chuyên gia đã giải mã được phương pháp chốt cửa từ bên trong chính là
     thông qua lực chặn của khối đá. Những người thợ sử dụng một thanh đá dài cứng cáp gọi là “Đá tự động”,
     đồng thời thiết kế một rãnh nhỏ trên nền đất và đặt thanh đá vào rãnh đó. Họ để thanh đá dựa vào 
    cánh cửa để chuẩn bị bước tiếp theo.

    Sau khi đảm bảo các thợ xây dựng đã đi ra hoàn toàn, người ta sẽ từ từ đóng cửa lại và làm cho tảng đá
     chống vào vừa khớp với thanh chốt cánh cửa lớn đóng kín từ bên trong, lợi dụng độ nghiêng và trọng lực 
    tự nhiên để viên đá chặn cánh cửa. Người ở ngoài nếu không hiểu được cơ chế này sẽ rất khó để mở.

    Cơ chế đóng cửa đã được giải mã, các chuyên gia đã vô cùng kinh ngạc và cảm thán khi người xưa đã có thể 
    nghĩ ra được phương pháp tối ưu như vậy. Thế nhưng bây giờ, đội nghiên cứu lại phải đối mặt đến vấn đề 
    tiếp theo là làm sao mở cửa lăng để tiến hành khảo cổ?

    Nếu như lựa chọn phương pháp cực đoan khai thông đường vào bằng thuốc nổ thì có thể sẽ ảnh hưởng đến 
    nguyên trạng khu mộ và văn vật bồi táng bên trong.

    Các chuyên gia đành phải tiếp tục nghiên cứu cơ chế đóng mở của cửa lăng. Sau một loạt điều tra chuyên sâu, 
    chuyên gia khảo cổ đã vén được bức màn bí mật của người xưa. Đó chính là sử dụng “chìa khóa vặn đinh”.

    Lăng mộ Hoàng đế bị khoá từ bên trong nhưng người thợ cuối cùng vẫn thoát ra ngoài được, đầu óc người xưa khiến hậu thế phải ngả mũ thán phục Lang-mo-hoang-de-bi-khoa-tu-ben-trong-nhung-nguoi-tho-cuoi-cung-van-thoat-ra-ngoai-duoc-dau-oc-nguoi-xua-khien-hau-the-phai-nga--6c4-6042515

    Chiếc khóa này được thiết kế như một cái móc câu có tay vặn. Người ta sẽ tra “chìa khóa” vào khe nhỏ trên 
    cửa lăng, sau đó vặn khớp với thanh “Đá tự động”. Sau khi dựng đứng được “Đá tự động”, người ta có có thể 
    đẩy cửa lăng để bước vào. Phát hiện này đã một lần nữa làm cho giới chuyên gia thán phục với trí tuệ của người xưa.

    Lăng mộ Hoàng đế bị khoá từ bên trong nhưng người thợ cuối cùng vẫn thoát ra ngoài được, đầu óc người xưa khiến hậu thế phải ngả mũ thán phục 2127570892

    Vượt qua làn khói kỳ lạ từ mộ cổ 300 năm,
     chuyên gia đụng độ hàng nghìn 'phi đao': Ai nấy đều bỏ chạy

    Kể từ thời Xuân Thu nạn trộm mộ ra đời, nó đã trở thành một mối nguy hại trong việc bảo vệ
     thành tựu văn hóa nhân loại. Những kẻ trộm mộ nhanh chóng tràn lan khắp nơi, gây nên nhiều
     vụ cướp phá di tích đáng báo động.

    'Phi đao' đó là gì?

    Nhiều ngôi mộ hoàng gia thường xuyên bị bọn trộm hoạt động lục soát, 
    một trong những ngôi mộ lớn phải kể đến đó chính là Minh Định Lăng.

    Lăng mộ Hoàng đế bị khoá từ bên trong nhưng người thợ cuối cùng vẫn thoát ra ngoài được, đầu óc người xưa khiến hậu thế phải ngả mũ thán phục Vuot-qua-lan-khoi-ky-la-tu-mo-co-300-nam-chuyen-gia-dung-do-hang-nghin-phi-dao-ai-nay-deu-bo-chay-231-6033203

    Lối vào hầm mộ trong Định Lăng. Ảnh: Flickr.

    Sau khi nhận tin báo, Quách Mạt Nhược (nhà sử học chuyên về cổ sử Trung Quốc) đã cùng một số
     chuyên gia khảo cổ khác đến địa điểm trộm mộ, nỗ lực phục hồi những tàn tích còn sót lại.

    Theo Hồ sơ khai quật Định Lăng, mặc dù hầu hết các chuyên gia khảo cổ đi cùng Quách Mạt Nhược
     thời điểm đó đều thiếu kinh nghiệm và sử dụng công cụ khai quật lạc hậu, nhưng vẫn quyết tâm mở 
    bằng được cung điện dưới lòng đất đầy bí ẩn này. Việc khai quật ngôi mộ đã diễn ra rất khó khăn và
     phải mất hơn 4 tháng, cánh cửa lăng mộ mới được tìm thấy.

    Một hiện tượng kỳ lạ chưa từng có hiện ra trước mắt khiến tất cả các chuyên gia phải ngỡ ngàng: Họ phát hiện 
    "bức tường kim cương" như một rào chắn phía trước lăng mộ, chỉ cần bị dỡ bỏ nó, sẽ thành công vào trong lăng mộ.

    Lăng mộ Hoàng đế bị khoá từ bên trong nhưng người thợ cuối cùng vẫn thoát ra ngoài được, đầu óc người xưa khiến hậu thế phải ngả mũ thán phục Vuot-qua-lan-khoi-ky-la-tu-mo-co-300-nam-chuyen-gia-dung-do-hang-nghin-phi-dao-ai-nay-deu-bo-chay-d78-6033203

    'Bức tường kim cương' chắn ngang lối vào lăng mộ. Ảnh: Sohu.

    Công cuộc khám phá tiếp tục được các chuyên gia thực hiện. Trong khi họ đang cố gắng loại bỏ dần 
    "bức tường kim cương" thì cảnh tượng lịch sử khảo cổ học chưa từng có đã xảy ra: Một làn khói nghi ngút 
    trộn lẫn mùi hôi lạnh phun ra từ sâu bên trong lăng mộ. Các chuyên gia cho rằng đây chỉ là hiện tượng 
    bình thường do cung điện ngầm đóng cửa hơn 300 năm nên họ vẫn quyết định tiếp tục khám phá.

    Khói tan, cánh cửa lăng mộ từ từ mở ra, kinh hoàng nối tiếp khinh hoàng, rất nhiều "phi đao" bất ngờ được 
    hạ xuống chắn ngang lối vào, nhất thời khiến các chuyên gia hoảng sợ và cố gắng chạy thoát ra khỏi lăng.

    Lăng mộ Hoàng đế bị khoá từ bên trong nhưng người thợ cuối cùng vẫn thoát ra ngoài được, đầu óc người xưa khiến hậu thế phải ngả mũ thán phục Vuot-qua-lan-khoi-ky-la-tu-mo-co-300-nam-chuyen-gia-dung-do-hang-nghin-phi-dao-ai-nay-deu-bo-chay-d1b-6033203

    "Phi đao" đá nhũ được tìm thấy, có chức năng bảo vệ lăng mộ. Ảnh: Sohu.

    Qua sự việc việc này, đội khảo cổ biết được rằng, "phi đao" làm bằng thạch nhũ kia thực chất là một thứ 
    vũ khí chống trộm cổ tự nhiên và khẳng định ngôi mộ không hề bị đánh cắp bất cứ thứ gì cho dù đã bị 
    bọn trộm thường xuyên ghé thăm.

    Kết thúc chiến dịch, Quách Mạt Nhược cùng đội quyết định không tiếp tục
     khám phá lăng mộ để bảo vệ nguyên hiện trạng đã có.


    Theo Infonet

    Kyo likes this post


      Hôm nay: Sat Apr 27, 2024 5:15 pm