VIETHAMVUI

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


    Ý nghĩa Tết Trùng Thập - Ngày mồng 10 tháng 10 âm lịch

    duyen
    duyen
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 22245
    Join date : 09/06/2012

    Ý nghĩa Tết Trùng Thập - Ngày mồng 10 tháng 10 âm lịch Empty Ý nghĩa Tết Trùng Thập - Ngày mồng 10 tháng 10 âm lịch

    Bài gửi by duyen Mon Dec 01, 2014 5:02 pm

    Ý nghĩa Tết Trùng Thập - Ngày mồng 10 tháng 10 âm lịch
    Tết Trùng Thập hay Tết Song thập (mùng 10 tháng 10 hoặc 15 tháng 10 Âm lịch) còn gọi là tết của các thầy thuốc, hay Tết Cơm mới tháng mười. Tết này còn gọi là Hạ Nguyên để đối với Thượng Nguyên (ngày 15 tháng Giêng) theo tục lệ như Phật .

    Theo sách Dược lễ thì ngày 10 tháng 10 Âm lịch, cây thuốc mới tụ được khí âm dương, kết được sắc tứ thời (Xuân, Hạ, Thu, Đông) trở nên tốt nhất. Vì vậy, các thầy thuốc rất coi trọng tết này.

    Ở nông thôn Việt Nam, ngày này người ta thường làm bánh giầy, nấu chè kho để cúng gia tiên rồi đem biếu những người thân thuộc.
    Cũng theo Phan Kế Bính: ''Tết ấy (tức 10-10 am lich ) phần nhiều là các nhà đồng cốt và nhà thầy thuốc mới ăn thôi. Nhưng về nhà quê cũng nhiều nơi ăn, có nơi ăn to lắm, như ở vùng phủ Hoài,.."

    Các nhà thầy thuốc thì vì thu lễ thu tiền mà ăn tết một là để cung cấp, hai là để khoản đãi các đệ tử và các bạn hàng.

    Nói chung Tết này là của ông Đồng, bà Cốt, họ làm cỗ bàn linh đình. Còn đối với một số vùng nông thôn gọi nôm na là tết Cơm mới, tết Thường tân. Các nhà lấy gạo mới làm bánh dày, thổi cơm và luộc gà dâng cúng gia tiên và thần, Phật mừng được mùa.

    Có nơi tổ chức Tết Cơm mới tháng mười (còn gọi là Tết Hạ nguyên) vào ngày rằm Tháng Mười hay ngày 31 tháng 10 để nhớ đến công của Tiên Nông (tiên của ruộng đồng) và để ăn mừng việc gặt hái của vụ mùa đã xong.

    Các dân tộc thiểu số ở rừng Việt Bắc hay trên cao nguyên Tây nguyên, hàng năm khi ngô lúa ngoài nương rẫy đã thu hoạch xong, cái ăn đã chắc chắn trong nhà, thế là cả bản, cả buôn ăn tết được mùa.

    Cái Tết vui được mùa luân lưu khắp các nhà trong xóm kéo dài suốt tháng, đến khi ngoài trời có mưa mới, lại bắt đầu vào mùa mới.

    Ở các vùng đồng bằng sông hồng, sông cửu long, các làng mạc từ miền bắc vào miền nam, tết mừng được mùa gọi là tết cơm mới ngày 10 tháng 10 đương giữa mùa gặt.

    Vui được mùa, mong được mùa, ý nghĩa to lớn ấy là mừng lo và cầu mong của cả đất nước. Truyền thống phong tục ân nghĩa ấy có từ xa xưa tới nay.

    Bánh dày và bánh chưng như được chép trong Lĩnh Nam chích quái (thế kỷ 15) với nếp là nguyên liệu quan trọng thuộc thứ chất lượng số một mà không loại sơn hào hải vị nào có thể so sánh bằng bởi nó đã giành được... ngai vàng.


    Theo Phongtuctapquan.

      Hôm nay: Sun Apr 28, 2024 6:03 am