VIETHAMVUI

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


    Mùa Xuân Nghĩ Về Truyền Thống Thượng Võ Của Dân Tộc

    outlander
    outlander
    Moderator
    Moderator


    Tổng số bài gửi : 7909
    Join date : 11/08/2012

    Mùa Xuân Nghĩ Về Truyền Thống Thượng Võ Của Dân Tộc Empty Mùa Xuân Nghĩ Về Truyền Thống Thượng Võ Của Dân Tộc

    Bài gửi by outlander Sat Dec 09, 2017 4:28 pm

    Mùa Xuân Nghĩ Về Truyền Thống Thượng Võ Của Dân Tộc




    Dân tộc Việt Nam có truyền thống thượng võ từ ngàn xưa. Đó là một mặt quan trọng trong tổng thể nền văn hóa Việt Nam: võ công cùng với văn trị kết hợp với nhau, tạo nên sức mạnh văn hóa Việt Nam.

    Các anh hùng dân tộc, những vị vua khai sáng ra các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, Tây Sơn, v.v. đều xuất thân từ võ tướng kiệt hiệt với những võ công hiển hách. Các triều đại phong kiến ở nước ta đều lập ra ở kinh thành Thăng Long giản võ đường, giảng võ điện hoặc trường võ học...nhầm làm chỗ luyện tập võ nghệ, trao dồi binh pháp và tổ chức thi võ, "đặng đào tạo và cung cấp nhân tài ngành võ"(1), để "lương tướng(tướng giỏi) thay nhau ra đời, võ công phấn chấn, thế nước được vững mạnh"(2). Các trường dạy võ thường được xây dựng ở nơi có địa thế tốt và rộng rãi, đáp ứng được yêu cầu giảng dạy, học tập và rèn luyện võ nghệ. Ví như "Sở võ học" dưới thời chúa Trịnh nằm ở vị trí giáp với đàn Nam Giao, hình thể liền với sông Nhị hà: nghìn hàng cây cỏ hệt như muôn đội đồn binh, bốn mặt hồ ao trông tựa bức đồ bát trận, sân hè rộng rãi, nhà miếu nguy nga, lúc thì kính dâng đồ cúng bằng ngọc lụa, người và thần đều hả hê; lúc thì xe thúy hoa đến ngự, cây cỏ thêm tươi. Những kẻ võ dũng được lên thềm, ùn ùn như mây hợp lại, những bậc anh hùng là hạng người được vào nhà, đọng lại như sương móc long lanh. Những người cầm cung và đao mà thao diễn toàn là hạng võ sĩ mạnh mẽ. Những người cầm binh thư mà giảng luận đều là bậc mưu trí tài tình. Dưới thềm nhảy múa là những tướng tôn(a), Ngô(b); trong trường gậy toàn là những tay Anh(c), Vệ(d). Thực là chốn địa thắng"(3).

    Kỳ thi võ đầu tiên ở nước ta được sử sách ghi lại là kỳ thi năm 1429 do vua Lê Thái Tổ tổ chức. Thi gồm có lý thuyết(võ kinh) và thi thực hành(bắn cung, phóng lao, lăn khiên, v.v). Nhà Lê cũng lập ra trường Giảng võ, học sinh của trường học tập trong ba năm; mỗi năm đến tháng chạp thì có kỳ sát hạch, hết ba năm thì có kỳ thi tốt nghiệp do bộ Binh chấm; ai đỗ được tuyển làm quan võ.

    Đến đầu thế kỷ XVIII(thời Lê - Trịnh), thi võ được tổ chức 3 năm một lần. Các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu thi ở địa phương gọi là Sở cử. Các năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thì có kỳ thì ở kinh đô gọi là Bác cử. Người đỗ được gọi là Cống sĩ(cử nhân võ), cao hơn là Tạo sĩ(Tiến sĩ võ); và khi đó, được cử làm võ quan. Nhưng, đã là võ quan rồi, hàng năm, đến mùa xuân và mùa hạ, vẫn phải thi sát hạch. Ai đạt yêu cầu thì được thưởng, ai không đạt thì bị phạt tiền hoặc bị giáng chức. Thi võ thời Lê - Trịnh gồm có các kỳ sau đây:

    - Kỳ một: thí sinh phải trả lời các câu hỏi về binh pháp trong bộ Tôn Tử.

    - Kỳ hai: thí sinh thi võ nghệ, gồm các môn cưỡi ngựa, múa thanh mâu dài, đánh kiếm, lăn khiên, múa đao.

    - Kỳ ba: thí sinh thi một bài văn sách, trả lời về phương lược huấn luyện, chiến thuật công thủ và trận pháp.


    Mùa Xuân Nghĩ Về Truyền Thống Thượng Võ Của Dân Tộc 4_460710
    outlander
    outlander
    Moderator
    Moderator


    Tổng số bài gửi : 7909
    Join date : 11/08/2012

    Mùa Xuân Nghĩ Về Truyền Thống Thượng Võ Của Dân Tộc Empty Re: Mùa Xuân Nghĩ Về Truyền Thống Thượng Võ Của Dân Tộc

    Bài gửi by outlander Sat Dec 09, 2017 4:36 pm

    Trường dạy võ được gọi là Học võ đường. Triều đình Lê - Trịnh tuyển dụng những vị quan võ nổi tiếng để giảng dạy. Học sinh là con cháu của quan lại và người trong hoàng tộc. Mùa xuân và mùa thu, học sinh tập võ nghệ. Mùa đông và mùa hạ, học lý thuyết, gọi là võ kinh. Hàng năm, học sinh phải trải qua kỳ thi tiểu tập vào mùa xuân và mùa thu; thi đại tập vào tháng 2, tháng tư, tháng 8, tháng 11. Sau đó, đến kỳ thi võ do triều đình tổ chức theo lệ định, học sinh của Học võ đường sẽ cùng với thí sinh trong cả nước dự thi; và khi ấy, ai đỗ sẽ được bỗ dụng làm quan võ.

    Dưới thời Nguyễn(từ đầu thế kỷ XIX), các khoa thi võ vẫn thường xuyên được tổ chức. Cũng như thi văn, thi võ có ba kỳ thi: thi Hương ở các địa phương; thi Hội ở kinh đô; thi Đình ở sân triều. Thi Hương gồm có ba trường. Trường thứ nhất thì thi xách tạ; trường thứ hai thi múa côn, đâm giáo, múa khiên và đao; trường thứ ba thì thi bắn súng. Nếu đỗ cả ba trường vào loại ưu, bình thì được gọi là cử nhân võ; còn đỗ loại thứ là Tú tài võ. Chỉ có cử nhân võ mới được vào thi Hội. Nội dung của thi Hội giống như kỳ thi Hương, nhưng yêu cầu cao hơn. Đặc biệt, thí phải đấy côn quyền với 5 người lính cấm vệ. Nếu thắng được ba người mới được xét đỗ. Lính cấm vệ nào thua thì bị phạt lương; nên các trận đấu thường rất quyết liệt. Qua được kỳ thi Hội, thí sinh sẽ vào kỳ thi Đình. Tại kỳ thi nầy, thí sinh thi võ kinh(tức lý thuyết về binh pháp, trận đồ...) Ai đỗ sẽ được gọi là Tạo sĩ(Tiến sĩ võ); nếu đỗ vớt sẽ được gọi là Phó bảng võ. Sau đó, các vị tân khoa sẽ được bổ dụng làm quan võ. Có thể, lúc bấy giờ, o83 các địa phương trong cả nước cũng có lập ra các trường võ, hoặc có những lò võ dân giang rất nổi tiếng. Điển hình ở miền Trung có vùng đất võ Bình Định với những nhân vật lừng danh giỏi võ, như ông Chảng(thầy dạy võ của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ Nguyễn Lữ. Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, v.v. Ở đây có những lò võ và địa phương được khắp nơi biết đến bởi thế mạnh của mình, như "roi Thuận Truyền, quyền An Thái". Các địa danh Bãi tập voi, Trường vỡ, câu ca dao "Ai về Bình Định mà coi; con gái cũng biết múa roi đi quyền" là dấu ấn hiển hiện về truyền thống giỏi võ và thượng võ của đất Bình Định. Trường võ Bình Định dưới thời nhà Nguyễn được triều đình cho phép tổ chức các khoa thi Hương, để tuyển chọn nhân tài ngành võ, phục vụ đất nước.

    Ở Nam bộ, cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, nổi tiếng có võ Ba Giồng(nay thuộc Tiền Giang). Dạy học võ để rèn luyện thể chất, giúp con người vượt qua thủ thách, hiểm nguy, bệnh tật ở vùng đất mới. Đồng thời, cũng nhằm trao dồi nhân cách theo tinh thần thượng võ có từ ngàn đời của dân tộc ta, tạo nên những con người có phong cách sống mã thượng, vị tha: "Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả. Lâm nguy bất cứu mạc anh hùng"; và tinh thần yêu nước nồng nàn, sẵn sàng hy sinh vì đất nước: "Gái Mỹ Tho mày tầm mắt phụng. Giặc đến nhà chẳng dụng hươ đao"(ca dao). Sách "Gia Định thành thông chí" của Trịnh Hoài Đức, phần tỉnh Định Tường(nay là Tiền Giang) có nói đến việc người dân ở đây "rất thượng võ và thích diễn võ nghệ"; hoặc "Ba Giồng, phủ Kiến An là đất ưa dụng võ".


    Nguyễn Phúc Nghiêp
    (Theo Kiến Thức Ngày Nay)

    Chú thích


    (1,2,3) lịch triều tạp kỷ - tập 2 - Ngô Cao Lăng - tr. 153,104,14

    (a) Tôn Vũ, người nước Tề, đời Xuân Thu, tác giả sách "Tôn Tử binh pháp".

    (b) Ngô Khởi, người nước Vệ, đời Chiến Quốc, có tài dụng binh.

    (c) Anh Bố, giúp Hán Cao Tổ trong cuộc bình định đất nước.

    (d) Vệ Thanh, người Bình Dương, đời Hán, giúp Hán Võ Đế đánh dẹp Hung Nô.

    + Việt Nam cận đại - những sử lệu mới - tập 1 - GS Nguyễn Phan Quang - Nxb TP HCM - 1995 - tr. 178.

      Hôm nay: Fri Mar 29, 2024 3:19 am