VIETHAMVUI

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


    Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn

    hoalucbinh
    hoalucbinh


    Tổng số bài gửi : 2852
    Join date : 15/06/2012

    Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn Empty Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn

    Bài gửi by hoalucbinh Thu Jun 15, 2017 9:47 am


    Xin mời tất cả Huynh Đệ Tỷ Muội cùng xem
    sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn....


    Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn 2255535508


    1. Lăng Ông Bà Chiểu.


     Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn To-mo-10

    Lăng Ông Bà Chiểu là khu lăng mộ của Tả Quân Lê Văn Duyệt. (Nguồn: Internet)

    Tại số 1, đường Vũ Tùng thuộc phường 1, quận Bình Thạnh, Lăng Ông Bà Chiểu nằm tĩnh lặng và trầm mặc ngắm nhìn thành phố trẻ ngày một náo nhiệt, hiện đại hơn.

    Lăng Ông Bà Chiểu (gọi tắt là Lăng Ông, còn có tên gọi khác ít phổ biến hơn là Thượng Công Miếu) là khu lăng mộ của Tả Quân Lê Văn Duyệt. Chính vì tên gọi đặc biệt mà nhiều người thường hiểu lầm rằng lăng này được lập ra để thờ Ông và thờ Bà tên Chiểu. Thật ra, đây là lăng thờ Tả Quân Lê Văn Duyệt và do tục lệ kiêng cử tên, cho nên thường gọi là Lăng Ông.
    Lăng lại nằm kế bên khu chợ Bà Chiểu, và đó là nguồn gốc ra đời của cái tên Lăng Ông Bà Chiểu.



    2. Thị Nghè.


    Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn To-mo-11

    Cầu Thị Nghè. (Nguồn: Internet)

    Theo quyển “Gia Định thành thông chí”, mục “Trấn Phiên An”, Thị Nghè là tên dân gian của bà Nguyễn Thị Khánh – con gái quan Khâm sai Nguyễn Cửu Vân, và là vợ một viên thư kí. Bà Nguyễn Thị Khánh có chồng là thư kí mỗ, nên người đương thời gọi là Bà Nghè mà không xưng tên. Sở dĩ có tên ấy là do bà đã có công cho khai hoang đất ở và bắc cầu đểtiện việc đi lại cho dân chúng. Cảm phục bà, người ta quyết định gọi cây cầu là cầu Bà Nghè, cũng gọi sông ấy là sông Bà Nghè.

    Cho đến ngày nay, cái tên Thị Nghè vẫn còn được giữ lại như một cách hậu thế ghi nhớ công đức của bà Nguyễn Thị Khánh..



    3. Bến Nghé..


    Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn To-mo-12

    Khu vực phường Bến Nghé ngày nay. (Nguồn: Internet)

    Tên Bến Nghé, ban đầu là tên của một bến nước, sau chỉ một con sông, cuối cùng dùng chỉ một địa phương (vùng trung tâm Saigon hiện nay).
    Để giải thích cái tên Bến Nghé, hiện có hai thuyết:

    Thứ nhất, theo phó bảng Nguyễn Văn Siêu trong cuốn “Phương Đình dư địa chí” (1900) thì tương truyền, sông này nhiều cá sấu, từng đàn đuổi nhau kêu gầm như tiếng trâu rống, cho nên gọi tên nhưthế (nghé tức trâu con). Sách “Đại Nam nhất thống chí”, phần tỉnh Gia Định, cũng chép tương tự.

    Còn theo học giả Trương Vĩnh Ký, Bến Nghé có nguồn gốc từ tiếng Khmer – Kompong có nghĩa là bến, Kon Krabei có nghĩa là con trâu. Nhà địa danh học Lê Trung Hoa cũng đồng ý rằng: Bến Nghé là cái bến mà “người ta thường cho trâu, bò ra tắm” vì có nhiều địa danh cấu tạo bằng “bến + tên thú” như: rạch Bến Nghé (Nhà Bè), rạch Bến Tượng (Sông Bé).



    4. Thủ Thiêm..


    Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn To-mo-13

    Cầu Thủ Thiêm (Nguồn: Internet)

    Đa số tên gọi cho các con đường, cây cầu, phường, chợ… ở Sài Gòn đều lấy tên những người có công với đất nước, thành phố hoặc đơn giản là chỉ với người dân của khu vực đó. Có vẻ như Thủ Thiêm không phải là một cái tên được đặt theo công thức trên...

    Trước đây, “thủ” là danh từ chỉ đồn canh gác dọc theo các đường sông.
    Vì khá phổ biến thời trước nên “thủ” đã đi vào một số địa danh hiện nay như Thủ Đức, Thủ Thiêm, Thủ Ngữ (Sài Gòn), Thủ Thừa (Long An) hay Thủ Dầu Một (Bình Dương).
    Đức, Thiêm, Ngữ, Thừa được cho là tên những viên chức được cử đến cai quản các thủ này và đã giữ chức vụ khá lâu nên tên của họ đã được người dân gắn liền với nơi làm việc.
    Còn Thủ Dầu Một thì ở thủ đó ngày xưa có một cây dầu mọc lẻ loi.



    5. Đakao...


    Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn Casino10

    Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn 14490810

    Khu vực Đakao (Nguồn: Internet)  

    Đakao – tên gọi mà biết bao người Sài Gòn đã quen mặt, một cái tên gây ấn tượng mạnh mẽ khi vừa nghe thì giống tên Việt Nam nhưng khi viết thì lại mang đậm dáng dấp phương Tây. Lịch sử đằng sau cái tên “nửa người nửa ta” này có gì đặc biệt?

    Thời xưa, có giai đoạn hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn được sáp nhập lại thành “Địa phương Sài Gòn – Chợ Lớn” (Région de Saigon – Cholon) với tổ chức bên dưới là các hộ (quartier), tương đương cấp tổng ở các tỉnh.
    Người đứng đầu một hộ gọi là Hộ trưởng (Chef de quartier).
    Tên gốc của vùng đất Đakao ngày nay là Đất Hộ (đất của hộ hoặc đất do hộ quản lí).
    Trong sách báo và các văn bản thời trước, người Pháp đã phiên âm địa danh Đất Hộ thành Đakao.
    Trên thực tế, địa danh Đakao chỉ phổ biến rộng tại Sài Gòn từ thập niên 1950 – 1960 trở về sau.

    hoalucbinh
    hoalucbinh


    Tổng số bài gửi : 2852
    Join date : 15/06/2012

    Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn Empty Re: Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn

    Bài gửi by hoalucbinh Thu Jun 15, 2017 10:40 am


    Xin mời tất cả Huynh Đệ Tỷ Muội cùng xem
    sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn....


    Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn 2255535508


    6. Kênh Tàu Hủ.


    Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn To-mo-14

    Tàu Hủ là tên gọi sau này của kênh Ruột Ngựa, được đào vào cuối năm 1772
    nhằm thông lưu Sài Gòn và miền Tây Nam Bộ. Đến ngày nay, kênh Tàu Hủ đã
    trải dài từ Đông sang Tây Sài Gòn.(Nguồn: Internet)

    Kênh Tàu Hủ. Với tổng chiều dài 22km, vắt ngang giữa TP.HCM và trải dài trên địa bàn 8 quận huyện, kênh Tàu Hủ khiến không ít người thắc mắc về nguồn gốc cái tên “nghe thôi đã thèm” trong khi quanh khu vực này không hề có truyền thống làm tàu hủ?.

    Theo học giả Trương Vĩnh Ký (viết năm 1885) và Huỳnh Tịnh Của (viết cuối thế kỷ 19), thì đoạn phốđi ngang qua rạch Chợ Lớn được gọi là Tàu Khậu, đó là cách người Triều Châu phát âm từ “thổ khố” (khu nhà gạch), sau trại âm thành Tàu Hủ. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, nhìn kinh nước đen và những “món phụ gia” trôi nổi trên ấy, rất hôi thối, mà người dân liên tưởng đến tương chao, tàu hủcho có phần… thi vị, nên gọi như vậy.

    Kênh Tàu Hủ chưa bao giờ mang vẻ đẹp thơ mộng làm say đắm người nhìn, nhưng nó vẫn nằm sâu trong tiềm thức của người Sài Gòn với hình ảnh thuyền lớn thuyến nhỏ buôn bán tấp nập và cả một giai đoạn lịch sử đặc biệt .



    7. Ngã tư Bảy Hiền..


    Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn To-mo-15

    Ngã tư Bảy Hiền.. (Nguồn: Internet)

    Ngã tư Bảy Hiền: Là nút giao thông quan trọng thuộc phường 4, quận Tân Bình, ngã tư Bảy Hiền không chỉ gắn liền với những chiến thắng oanh liệt của người dân Sài Gòn năm xưa mà còn mang một chút gì đó bí ẩn đằng sau tên gọi dân dã, gần gũi Bảy Hiền.

    Theo Lê Minh Quốc trong sách “Người Quảng Nam”, vùng Bảy Hiền nổi tiếng với làng dệt do những cư dân Quảng Nam vào đây lập nghiệp (sau năm 1954).
    Theo đó, Bảy Hiền là tên của ông già bán cà phê “cóc” sinh thứ Bảy, tên Hiền.
    Được biết, ông Bảy Hiền này cai quản các đồn điền cao su của Nam Phương hoàng hậu, tức Nguyễn Hữu Thị Lan – phu nhân vua Bảo Đại.

    Đến khoảng năm 1940, người Sài Gòn dần lược bỏ chữ “ông” trong tên gọi, thành ra “ngã tư Bảy Hiền” cho đến ngày nay.



    8. Cầu Chà Và..


    Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn To-mo-16

    Một góc cầu Chà Và. (Nguồn: Internet)

    Cầu Chà Và: Với bề dày lịch sử hơn 100 năm, cây cầu Chà Và bắc qua kênh Tàu Hủ đã góp phần thông thương vùng Chợ Lớn giữa quận 8 và quận 5.
    Cầu Chà Và có chiều rộng khoảng 30m, chiều dài 190m, có thêm 2 nhánh phụ lên xuống đại lộ Đông Tây, đảm bảo các phương tiện đi trên cầu không giao cắt nhau nhằm hạn chế tối đa kẹt xe.

    Thật ra, Chà Và là cách người Việt phát âm chữ Java – tên một hòn đảo ở Indonesia.
    Chà Và dùng để chỉ người đến từ đảo Java, về sau dùng để gọi tất cả những người có màu da ngăm như Chà Bom Bay (Bombay, Ấn Ðộ), Chà Ma Ní (Manila, Philippines).
    Thế mới rõ vì sao khu vực cầu Chà Và từng là phố chợ của người gốc Ấn Độ chuyên bán vải lại được gọi thành Chà Và.
    Ngoài ra, ở đầu cầu Chà Và về phía quận 8 có rạp hát Phi Long nổi tiếng, thường xuyên chiếu phim Ấn Độ phục vụ cư dân quanh vùng.



    Cây Vấp, Loại Cây Liên Quan Đến Địa Danh Gò Vấp.


    Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn Z-cay-10

    Cây vấp sót lại trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn

    Theo nhiều người, có thuyết cho rằng nguồn gốc của địa danh Gò Vấp là do xa xưa nơi này là một ngọn đồi trồng cây vấp.
    Gần đây, có một người dân Sài Gòn, tên là Sơn Trần, ngụ tại quận Gò Vấp, từng nghe nói nhiều về cây vấp và mối liên hệ giữa địa danh Gò Vấp với cây vấp nên đã quyết tâm đi tìm…
    Mở đầu bài tường thuật trên Tuổi Trẻ online (TTO), anh Sơn Trần nêu ý kiến của một số nhà nghiên cứu cho rằng ngoài tên gọi Gò Vấp còn có Gò Vắp và đây mới là tên gốc, tên hiện nay (Gò Vấp) là do đọc trại ra..

    Anh Sơn Trần viết:
     “Tôi sống tại quận Gò Vấp đã gần tròn 34 năm, được biết mối liên hệ giữa tên gọi Gò Vấp với cây vấp mới đi dò hỏi các vị cao niên, các bậc trưởng lão của Gò Vấp, thì đều nhận được cái lắc đầu. Các cụ đều nói trước đây cây vấp nhiều lắm, giờ đô thị hóa nên không còn nữa. Lên Internet hỏi Google cũng chỉ nhận được những thông tin về tên gọi, công dụng chữa bệnh, nguồn gốc và một số hình ảnh nhưng không có một địa chỉ cụ thể nào để có thể tìm thấy một cây vấp đang sống, đang xanh tốt. Một thời gian sau, tôi được một chú lớn tuổi bảo là ở Gò Vấp thì hổng còn cây vấp nào đâu, nghe nói trong Sở Thú còn vài cây.” 

    Theo anh Sơn Trần, giữa Sở Thú – tức Thảo Cầm Viên Sài Gòn – rộng mênh mông, có đến mấy ngàn cây xanh, anh đã hỏi thăm đến mười mấy người, từ soát vé, chăm sóc cây, tỉa cành, và cả cán bộ làm công tác quản lý nhưng họ đều không biết loài cây này, hoặc biết nhưng không thể nhớ được vị trí của cây vấp dù cây nào ở đây cũng có đánh số và ghi bảng tên.


    Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn Z-cay-11

    Cây vấp sót lại trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn và bảng lý lịch.

    Cuối cùng thật may mắn gặp được anh quản lý thảm thực vật.
    Lật cuốn sổ lý lịch cây, anh này cho biết Thảo Cầm Viên chỉ còn 2 cây vấp và vị trí chính xác của 2 cây vấp này.
    Cây thứ nhất thân khá cao, số hiệu đã mờ, bảng tên là cây vấp (Mesua Ferrea).
    Cây thứ hai không cao lắm, gốc cổ thụ, khá già nua, phải cần ba cây sắt phụ chống đỡ “tấm thân già”, số hiệu 1190, bảng tên là vấp nhiều hoa (Mesua Floribunda).
    Anh quản lý sổ lý lịch cây cho biết thêm là hiện nơi đây đang ươm giống cây vấp để bảo tồn loài cây này.

    Như vậy là sau một thời gian dài tìm kiếm cuối cùng thì người viết đã có thể tận tay ôm một, mà không, tới hai cây vấp còn đang xanh tốt giữa Sài Gòn.
    Anh Sơn Trần kết luận chỉ tiếc là chưa tìm ra cây vấp nào trên đất Gò Vấp.


    hoalucbinh
    hoalucbinh


    Tổng số bài gửi : 2852
    Join date : 15/06/2012

    Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn Empty Re: Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn

    Bài gửi by hoalucbinh Fri Jun 16, 2017 5:59 am


    Sau đây chúng ta tiếp tục xem những câu chuyện
    thương tâm, oan khuất của các địa danh ở Sài Gòn....


    Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn 2255535508


    Ít ai biết rằng, có các địa danh ở Sài Gòn đều gắn liền với những câu chuyện thương tâm, oan khuất ngút trời.
    Vì thế, ít người dám lui tới và lâu dần bức màn tang tóc với những câu chuyện bí ẩn càng làm cho những nơi này thêm hoang phế…


    Có một số người dân thường rỉ tai nhau về 9 địa điểm mang tin đồn ma ám vô cùng ghê rợn tại Sài Gòn

    1. Chuyện dùng trinh nữ trấn yểm 4 góc chung cư 727 – Trần Hưng Đạo.

    Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn Chungc10

    Nơi đây từng được xem là tòa nhà đẹp nhất Sài Gòn xưa.

    Địa điểm đầu tiên và có thể nói là nơi đáng sợ nhất Sài Gòn đó chính là khách sạn Building President – mà nay đã trở thành chung cư 727 nằm trên đường Trần Hưng Đạo, phường 1, quận 5.
    Sở dĩ vậy, vì theo các cao niên cư trú lâu năm tại Sài Gòn – Chợ Lớn thì Building President gắn liền với một loại thuật phong thủy cổ quái, được áp dụng để trấn yểm tòa nhà.

    Khách sạn Building President được ông Nguyễn Tấn Đời – một đại gia giàu có nhất phương Nam lúc bấy giờ, đầu tư khởi công vào năm 1960.
    Theo bản thiết kế, khách sạn gồm 13 tầng, chia làm 6 tòa và ngăn ra thành 530 phòng.


    Giai thoại truyền miệng rằng, khi nhận được bản thiết kế, cộng sự của ông Nguyễn Tấn Đời là một người Pháp đã tỏ ra rất lo ngại với con số 13 tầng, vốn được cho là xui rủi theo quan niệm phương Tây.
    Nhưng ông Đời không mấy quan tâm và vẫn cho xây đúng 13 tầng theo bản vẽ.

    Ngay khi tầng 13 đang đặt những viên gạch cuối cùng thì hàng loạt tai nạn chết người xảy ra. Khi thì nhân công bị rớt giàn giáo, lúc lại bị điện giật trụy tim… án mạng liên tiếp khiến cho tầng 13 mãi mà chẳng thể xây xong.
    Đứng trước nguy cơ Building President không thể hoàn thành kịp tiến độ và giới chức chế độ cũ lúc bấy giờ cũng đang rục rịch vào cuộc điều tra, ông Đời liền cho tạm ngưng thi công tầng 13.
    Sau đó, mời về một thầy pháp sư, cho công nhân nghỉ phép liên tục 3 ngày để làm phép và trấn yểm tòa nhà.


    Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn Chungc11

    Khung cảnh sập sệ nhếch nhác của chung cư 727 – Trần Hưng Đạo.

    Cụ Lưu Phục Chấn, 72 tuổi, ngụ tại đường Nguyễn Thi, phường 13, quận 5 kể lại: “Dạo xây khách sạn lớn, gia đình tôi có ông cậu ở gần đó. Cậu hay kể lại rằng, thầy pháp đã cho người đến bệnh viện mua lại xác của 4 trinh nữ, đem về chôn ở 4 góc của khách sạn để trấn tại 4 hướng”.
    Cũng theo lời cụ Chấn, thì đây không phải là “tin đồn lẻ tẻ” mà nó lan rộng khắp khu Chợ Lớn, Sài Gòn. Điều này khiến Building President trở nên nổi như cồn bởi những câu chuyện thêu dệt về thuật phong thủy cổ quái, hồn ma trinh nữ và cả oan hồn của nhân công bỏ mạng tại đây.
    Qua bao phen lận đận, cuối cùng khách sạn Building President cũng được khánh thành. Bấy giờ, quân đội Mỹ liền thuê lại toàn bộ khu nhà bề thế này để dành làm nơi nghỉ ngơi cho lính của họ. Nhưng không hiểu sao, tầng 13 vẫn không được đưa vào sử dụng.


    Tầng 12, Mỹ cải tạo thành quán bar, nhà hàng, nơi vui chơi cho lính. Đến ngày giải phóng, khu khách sạn đồ sộ được sung vào công quỹ. Hơn 400 phòng khách sạn được cải tạo thành nhà ở và cấp cho cán bộ, công nhân viên nhà nước. Tầng 12 khó có thể sử dụng được nên bị khóa lại, còn tầng 13 thì bỏ hoang vĩnh viễn.
    Nhưng những tin đồn ma ám còn bởi chung cư 727 quá cũ đến mức có thể sập bất cứ lúc nào. Quả thật, chung cư 727 mang trong mình cái vẻ thâm u, cũ kỹ đến đáng sợ.
    Có những nơi bỏ hoang lâu ngày, mùi rác, mùi ẩm mốc, xác động vật chết bốc lên nồng nặc.
    Chưa kể đến chuyện ma cỏ, chỉ cần mới bước vào khu chung cư, người ta đã dễ dàng bị choáng bởi mùi hôi tanh cùng thứ không khí lạnh lẽo do ít ánh sáng và thiếu hơi người.


    hoalucbinh
    hoalucbinh


    Tổng số bài gửi : 2852
    Join date : 15/06/2012

    Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn Empty Re: Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn

    Bài gửi by hoalucbinh Fri Jun 16, 2017 6:19 am


    Sau đây chúng ta tiếp tục xem những câu chuyện
    thương tâm, oan khuất của các địa danh ở Sài Gòn....



    Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn 2255535508



    2. Thai phụ bên cửa sổ ngôi nhà số 24 – Lý Thái Tổ

    Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn Lythai10

    Căn nhà nằm ngay vị trí đắc địa nhưng vẫn để hoang phế.

    Ngôi nhà số 24 – Lý Thái Tổ bỏ hoang đã lâu cũng lọt vào danh sách những địa điểm đáng sợ nhất Sài Gòn.
    Nhưng ít ai biết, nơi đây gắn liền với một án mạng gia đình hết sức thương tâm.
    Chỉ vì người con tâm thần giận cả nhà “bắt uống thuốc” mà 7 mạng người trong căn nhà số 24, mặt tiền đường Lý Thái Tổ đã ra đi tức tưởi trong cơn hỏa hoạn kinh hoàng. Hơn 13 năm về trước, đây là một cửa hàng bán xe máy khá sung túc.


    Nhưng rạng sáng cận ngày lễ Giáng sinh năm ấy, ngọn lửa bùng cháy, thiêu chết 7 mạng người trong đó có một phụ nữ mang thai và đứa trẻ mới tròn 3 tuổi.
    Cả gia đình bị thiêu sống, chỉ có người em trai bị mắc bệnh tâm thần của gia chủ và người mẹ già thoát khỏi ngọn lửa kinh hoàng.

    Nhưng càng đau đớn hơn, khi thủ phạm của vụ hỏa hoạn lại chính là người em trai tâm thần kia. Khi được hỏi, tại sao lại phóng hỏa đốt nhà, anh ta hướng đôi mắt lơ ngơ về phía người hỏi và trả lời: “Tại không cho đi theo chơi, tại bắt uống thuốc hoài à”.
    Và kể từ đó, ngôi nhà luôn cửa đóng then cài, còn hai mẹ con người đàn ông tâm thần kia thì đi đâu biệt tích.
    Chính vì thế, những lời đồn đại kỳ dị về ngôi nhà số 24, đường Lý Thái Tổ cứ thế lan ra.
    Ông Trần Quốc Hưng, ngụ phường 2, quận 3, gần ngôi nhà này tỏ vẻ e dè kể lại:  


    “Chuyện xảy ra quá lâu rồi, mà ánh mắt của cô con gái trong nhà này vẫn làm tôi ám ảnh.
    Lúc xảy ra hỏa hoạn, chúng tôi nhìn thấy cô gái mặc váy ngủ, bụng mang dạ chửa, tay bồng đứa con trai 3 tuổi đứng ngay cửa sổ.
    Chúng tôi la hét bảo cô nhảy xuống, hay ném đứa con xuống, vì ngôi nhà này chỉ có 2 tầng thôi, té xuống thì trường hợp xấu nhất là sẽ sảy thai, chứ không đến nỗi chết.
    Nhưng cô gái lại chạy vào trong ngọn lửa, vẻ mặt hoảng loạn vô cùng.
    Sau đó cô lại ôm con trở ra cửa sổ, ánh mắt bình thản nhìn xuống phía dưới, mặc cho mọi người la hét, cô vẫn đứng yên nhìn.
    Lúc này một số người cho rằng, cô gái và cả đứa con đã chết rồi, bên cửa sổ chỉ là linh hồn của cô thôi.
    Náo loạn một lúc nữa thì không thấy cả 3 mẹ con đâu hết”.


    Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn Lythai11

    Hiện trường vụ hỏa hoạn thương tâm tại ngôi nhà số 24 Lý Thái Tổ.

    Theo ông Hưng, chính hành động lạ lùng đó của cô gái nạn nhân vụ hỏa hoạn mà ngôi nhà bị đồn thổi là có ma.
    Người dân sống gần ngôi nhà số 24 cho biết, họ thường xuyên nghe thấy tiếng động lạ phát ra từ phía bên trong ngôi nhà.
    Một số người còn khẳng định, vẫn thường thấy một thai phụ lảng vảng trên bao lơn của ngôi nhà còn ám đen những vệt khói của trận hỏa hoạn hơn mười mấy năm về trước.


    hoalucbinh
    hoalucbinh


    Tổng số bài gửi : 2852
    Join date : 15/06/2012

    Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn Empty Re: Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn

    Bài gửi by hoalucbinh Fri Jun 16, 2017 6:29 am


    Sau đây chúng ta tiếp tục xem những câu chuyện
    thương tâm, oan khuất của các địa danh ở Sài Gòn....



    Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn 2255535508



    3. Hố chôn tập thể tại công viên Lê Thị Riêng.

    Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn Congvi10

    Công viên Lê Thị Riêng cũng hay bị đồn là có nhiều trẻ em chết đuối ở hồ nước..

    Với hàng cây xanh mướt mắt, hồ câu cá, khu trò chơi thiếu nhi… công viên Lê Thị Riêng vốn là trung tâm vui chơi, giải trí quen thuộc của người dân Saigon. Nhưng ít ai biết, công viên này xưa kia chính là nghĩa trang Đô Thành, sau đổi tên thành nghĩa trang Chí Hòa..

    Nghĩa trang Đô Thành rộng 25 ha, cổng chính hướng ra đường Lê Văn Duyệt (nay là đường Cách mạng tháng 8) thuộc khu Chí Hòa – Hòa Hưng của Sài Gòn – Gia Định.
    Theo các cao niên cư trú tại đây nhiều năm thì xưa kia, nghĩa trang Đô Thành vốn là vùng đất linh thiêng.
    Đặc biệt là trong thời kỳ chiến tranh, hàng loạt nấm mồ không tên mọc lên tại đây, mà đa phần là của lính chết trận không người thân nhận xác.
    Ông Phan Thành Tài, 62 tuổi, ngụ Cư xá Bắc Hải gần công viên Lê Thị Riêng kể lại: “Nghĩa địa mà bị đồn là có ma là chuyện thường, không có ma mới là chuyện lạ.
    Huống hồ chi trước giải phóng, nghĩa trang Đô Thành còn có cái hố chôn tập thể vô cùng lớn”.
    Theo ông Thành Tài, thì sau trận chiến Tết Mậu Thân lịch sử, xác lính chết trận la liệt mà hầu như không có ai đến nhận về.
    Chính quyền chế độ cũ không biết xử lý làm sao với hàng ngàn xác người đang đến hồi hoại tử, liền cho đào một hố to trong nghĩa địa Đô Thành đổ xác người xuống rồi chôn tập thể.
    Dù hố đào rất sâu, nhưng do vận chuyển một số lượng xác khá lớn, nên mùi hôi thối vẫn bốc lên cả mấy ngày liền.


    Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn Congvi11

    Nghĩa trang Đô Thành xưa giờ đã trở thành công viên Lê Thị Riêng..

    Người dân xứ Bắc Hải thuở ấy phải khóa kín cửa nhà, hoặc lánh đi đâu đó chờ mùi tử khí tan bớt đi mới dám trở về. Chính vì thế, nên dân vùng này vẫn hay truyền miệng những câu chuyện huyền bí về những âm hồn lính chết trận, bị chôn tập thể nên chẳng siêu sinh, thường xuyên hiện về lởn vởn khóc than.
    Các cao niên còn kể lại, nổi tiếng nhất vẫn là chuyện ban đêm, oan hồn hiện hình thành những người bưng thúng bánh chưng, bánh giò đứng trên đường Lê Văn Duyệt. Người âm cứ đứng đó chờ có người mua rồi “dẫn” họ vào trong mộ ngủ qua đêm.


    hoalucbinh
    hoalucbinh


    Tổng số bài gửi : 2852
    Join date : 15/06/2012

    Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn Empty Re: Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn

    Bài gửi by hoalucbinh Fri Jun 16, 2017 6:34 am


    Sau đây chúng ta tiếp tục xem những câu chuyện
    thương tâm, oan khuất của các địa danh ở Sài Gòn....



    Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn 2255535508



    4.  “Xoáy nước nuốt người” tại hồ Đá làng đại học Thủ Đức.

    Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn Hoda-a10

    Hồ Đá là nơi xảy ra nhiều cái chết thương tâm...

    Từ lâu, người dân xung quanh khu vực hồ Đá thường đồn đại rằng, vong linh người chết đuối đã quyến rũ người dương gian lao xuống lòng hồ rồi bỏ mạng dưới đáy sâu.
    Càng đông dân cư, tin đồn hồn ma quyến rũ người trần xuống hồ “thế mạng” cho mình lại càng rầm rộ. Có người còn mạnh miệng kể rằng, đã từng mục sở thị “xoáy nước bí ẩn” thỉnh thoảng lại cuồn cuộn giữa lòng hồ. Sở dĩ, lời đồn trên hình thành là bởi người ta khó có thể giải thích tại sao có quá nhiều cái chết tại khu vực Hồ Đá..

    Trên thực tế, một vài cụ lão niên tại Bình Dương, Thủ Đức hoàn toàn có thể giải thích được vì sao Hồ Đá lại gây ra quá nhiều cái chết thương tâm đến như vậy. Ông Trần Quý, 52 tuổi, là thợ lặn có thâm niên, ông Quý đã từng có lần tham gia lặn mò xác người tại Hồ Đá. Ông lắc đầu nói: “Nước trong hồ lạnh vô cùng do bao quanh là tường đá cheo leo, lởm chởm, rớt xuống hồ mà may mắn không bị đập đầu vào đá thì cũng có lòng mà sống sót nổi”.


    Theo ông Quý, sở dĩ vậy là do nước quá lạnh, nên khi rơi xuống hồ, người ta khó có thể thích ứng ngay với nhiệt độ thay đổi đột ngột và dễ dàng bị chuột rút. Ông nói thêm: “Nước ở đây là nước đứng, nghĩa là không có dòng chảy, nên người bị chuột rút không thể nương theo dòng mà bơi vào bờ. Mà ở vùng nước đứng, càng vùng vẫy lại càng dễ bị chìm. Bởi vậy, người ta đoán Hồ Đá có xoáy nước ngầm, xoáy nước bí ẩn nọ kia cũng có lý do”.
    Bên cạnh đó, dưới đáy hồ không phải là bùn đất thông thường mà là đá nhọn lởm chởm. Còn có vô số hố lớn nhỏ với độ nông sâu khác nhau. Ông Quý tặc lưỡi nói: “Tôi làm thợ lặn biết bao nhiêu lâu mà chưa bao giờ thấy cái hồ nước ngọt nào nguy hiểm như cái này.
    Nhìn nó yên ả vậy, ai cũng tưởng an toàn mà bơi sâu sâu vô một chút là nước đột ngột thay đổi nhiệt độ, lạnh như nước đá. Đã vậy, trong bán kính chừng 3m mà có nơi nước chỉ đến đầu gối, ngang hông, còn có chỗ hố sâu đến hơn 20m. Bởi vậy, mấy đứa sinh viên cứ tưởng gần bờ là cạn, nhảy xuống tắm, sập hố một cái hụt chân là chỉ có nước chết”..


    Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn Hoda-a11

    Ngay cả những người bơi lặn giỏi còn phải sợ sự nguy hiểm của Hồ Đá...

    Ước tính, chỗ sâu nhất của hồ có thể hơn 50m. Hơn nữa, theo quan sát của chúng tôi thì quanh bờ hồ có rất nhiều dốc đá lởm chởm, cheo leo, mũi đá nhọn hoắc… Chỉ cần bất cẩn, rất dễ vấp phải đá và rơi xuống lòng hồ.
    Hiện, chính quyền đã dựng rào chắn, biển báo nguy hiểm xung quanh hồ, nhưng không hiểu sao vẫn có rất nhiều người lao xuống Hồ Đá để tắm, bơi thi… hay leo lên những vách đá cheo leo để ngắm cảnh, chơi đùa. Điều này, khiến sinh viên lẫn người dân tỏ ra coi thường nơi nguy hiểm tiềm tàng này và những án mạng thương tâm năm nào cũng diễn ra tại đây….

    hoalucbinh
    hoalucbinh


    Tổng số bài gửi : 2852
    Join date : 15/06/2012

    Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn Empty Re: Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn

    Bài gửi by hoalucbinh Fri Jun 16, 2017 6:49 am


    Sau đây chúng ta tiếp tục xem những câu chuyện
    thương tâm, oan khuất của các địa danh ở Sài Gòn....



    Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn 2255535508



    5.   “Vật thể không xác định” ghẹo người trong căn nhà 1/5D Quang Trung.

    Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn Nha10

    Bên ngoài tầng trệt nhà số 1/5D Quang Trung..

    Căn nhà 1/5D Quang Trung, quận 12 là một trong những nơi “rùng rợn” khiến cho những người hiếu kỳ không thể bỏ qua. Sở dĩ vậy là vì nơi đây mang tin đồn về “thứ gì đó không xác định” thường xuyên trêu ghẹo chủ nhà trong giấc ngủ.
    Căn nhà này nổi tiếng bởi không ai có thể “trụ” nổi ở đây quá 2 tuần. Người dân xung quanh kể lại rằng, hầu hết người dọn đến đây đều bị “bóng đè” trong khi ngủ đến không thở được. Đó là chưa kể người dân còn đồn đại, mỗi khi nửa đêm, chủ nhà lại nghe tiếng khua xoong nồi, chén bát. Tìm xuống bếp để “đuổi” đi chỉ có cảm giác rợn người và như có “thứ gì đó không xác định” cứ lởn vởn quanh mình..


    Những tin đồn “nổi da gà” cộng với sự chuyển đến, chuyển đi trong một thời gian quá ngắn của những người thuê trọ, nhà 1/5D trở thành một trong những địa điểm rùng rợn nhất Sài Gòn.
    Nhưng sự việc khiến ngôi nhà này nổi tiếng đó là vụ công nhân ngất xỉu tập thể trong khi ngủ. Sau một thời gian bỏ hoang do quá nhiều người đến rồi đi, một công ty may mặc gần khu Chợ Cầu đã thuê căn nhà cho công nhân ở.
    Nhưng mới ngày đầu tiên, hàng chục công nhân đang ngủ nửa khuya bỗng nhiên bị ngẹt thở, cứng miệng như ai bóp cổ.
    Sau đó, họ được người dân xung quanh tức tốc đưa đi bệnh viện.
    Vụ việc đã khiến những tin đồn rùng rợn về ngôi nhà số 1/5D lại có cơ hội bùng phát. Người dân rầm rộ đồn rằng, những người công nhân kia đã bị hồn ma bóp cổ, rằng, đó là nơi trú ngụ của những linh hồn chết đường, chết chợ, không được siêu sinh nên họ thường về quấy phá những ai dám đến ở căn nhà này.


    Trước vấn đề quá nhạy cảm, cơ quan chức năng quận 12 đã vào cuộc tìm hiểu nguyên nhân vì sao người đến ở căn nhà này đều bị ngất, bị nghẹt thở khi ngủ. Kết quả thu được cho biết, sở dĩ vậy là bởi kiến trúc của căn nhà này khá bí, thiếu ôxy, cùng với những lời đồn đại hoang đường, khiến người ở luôn căng thẳng, hồi hộp nên thường xảy ra vụ việc như trên.
    Tuy lời giải thích đó của cơ quan chức năng đã tạm dẹp yên dư luận tại xóm Chợ Cầu, nhưng ngôi nhà số 1/5D đường Quang Trungvẫn không ai thuê mướn và bị bỏ hoang từ đó cho đến giờ.


    hoalucbinh
    hoalucbinh


    Tổng số bài gửi : 2852
    Join date : 15/06/2012

    Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn Empty Re: Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn

    Bài gửi by hoalucbinh Fri Jun 16, 2017 6:57 am



    Sau đây chúng ta tiếp tục xem những câu chuyện
    thương tâm, oan khuất của các địa danh ở Sài Gòn....



    Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn 2255535508



    6. Cánh đồng hoang quận 8 .

    Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn Cot10

    30 hũ cốt được thờ trong căn miếu nhỏ ở cánh đồng hoang Quận 8...

    Cánh đồng hoang Quận 8 với ông lái đò chỉ chở khách từ 23h đêm đến 3h sáng thật ra chỉ là sản phẩm của mê tín dị đoan, mua thần bán thánh.
    Chuyện bắt đầu từ khi ngôi miếu thờ hài cốt ở cánh đồng hoang quận 8, đoạn gần cầu Chà Và rước thêm “Cô và Cậu” về thờ. “Cô”, “Cậu” mà người dân vẫn kiêng dè đó là hũ cốt của hai chị em, người chị tên Lan, em trai tên Hành. Vào khoảng năm 2004, vì gia đình không hạnh phúc, chồng đánh đập liên miên, nên chị Lan tìm đến một gốc cây già trong cánh đồng hoang treo cổ tự vẫn.
    Sau đó không lâu, người em trai tên Hành cũng đến gốc cây nơi người chị quyên sinh để uống thuốc sâu tự tử. Hai cái chết đầy uất ức cùng một nơi của 2 chị em đã khiến người dân tôn họ lên hàng “cô cậu”..


    Và trên thực tế, lão lái đò kỳ dị hằng đêm đưa khách sang sông cũng không có gì là kỳ dị. Bởi người dân muốn đến được ngôi miếu ở cánh đồng hoang phải qua đò, và hầu hết người dân tìm tới đây là để “cầu cơ”, “gọi hồn”, “xin số” nên phải đi vào 23h – 3h khuya mới … linh.
    Chính quyền địa phương tại phường 7, quận 8, đã nhiều lần kiên quyết dẹp bỏ tệ nạn mê tín dị đoan tại ngôi miếu này. Nhưng khó khăn ở chỗ miếu thờ người đã khuất vốn thuộc về văn hóa “nghĩa tử là nghĩa tận” của người dân, không thể đập phá hay dẹp bỏ, mà còn miếu thì còn “ma đề” về cầu cơ, xin số..


    Cứ thế tệ mê tín ở cánh đồng hoang quận 8 cứ tái diễn và khiến nơi này “lọt top” những nơi bí ẩn nhất Sài Gòn...


    hoalucbinh
    hoalucbinh


    Tổng số bài gửi : 2852
    Join date : 15/06/2012

    Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn Empty Re: Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn

    Bài gửi by hoalucbinh Fri Jun 16, 2017 7:04 am


    Sau đây chúng ta tiếp tục xem những câu chuyện
    thương tâm, oan khuất của các địa danh ở Sài Gòn....



    Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn 2255535508



    7.  Nhà Vĩnh Biệt bệnh viện Chợ Rẫy .

    Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn Choray10

    Nhà Vĩnh Biệt bệnh viện Chợ Rẫy là nơi chứa nhiều lời đồn đáng sợ...


    Ít ai biết, Bệnh viện Chợ Rẫy có một căn nhà dùng để chứa xác bệnh nhân mất đi mà không có người thân nhận về, nơi ấy gọi là “nhà Vĩnh Biệt”.

    Nhà Vĩnh Biệt nằm trên đường Thuận Kiều, quận 5, TP.HCM. Trái với sự đông đúc, ồn ào của các tòa nhà thuộc Bệnh viện Chợ Rẫy, nhà Vĩnh Biệt lọt thỏm trong sự hoang vắng và trầm mặc hiếm hoi tồn tại ở chốn này.

    Bệnh nhân mất mà không có người thân sẽ được đưa về đây rồi bảo quản trong vòng 30 ngày. Hết thời hạn mà thi hài vẫn vô thừa nhận thì bệnh viện sẽ mang đi hỏa táng. Tất cả các chi phí chi cho nhà Vĩnh Biệt do Quỹ từ thiện của bệnh viện trích ra.


    Không phải ngẫu nhiên mà nhà Vĩnh Biệt lại trở thành một trong những địa điểm “đáng sợ” nhất Sài Gòn. Ai cũng biết, Bệnh viện Chợ Rẫy nằm trong số các công trình tồn tại lâu nhất ở Sài Gòn, lượng bệnh nhân mắc các căn bệnh khó trị tập trung rất nhiều ở đây. Nên chuyện “tử biệt” là thường tình ở Bệnh viện Chợ Rẫy.
    Không những thế, người dân xung quanh vẫn thường hay kể về các “hồn ma bệnh viện”, và hầu hết đều luẩn quẩn bên cạnh nhà Vĩnh Biệt. Sở dĩ vậy là bởi, các xác chết được giữ trong nhà Vĩnh Biệt đều không có người thân vuốt mặt lúc lìa đời. Tất cả họ dẫu mất đi vẫn đau đáu một nỗi không còn ai bên cạnh, không còn ai đưa họ về với đất.


    Chú Sáu – nhân viên giữ xe tại Bệnh viện Chợ Rẫy nói ngắn gọn về nhà Vĩnh Biệt: “Những linh hồn đau khổ, khó được siêu sinh”.
    Có thể do “thần hồn nát thần tính”, hoặc chứng sợ xác chết mà khi mới bước vào nhà Vĩnh Biệt, chưa thăm hỏi điều chi chúng tôi đã có cảm giác rợn người. Dãy đèn trắng lạnh lẽo kéo dài từ cửa đến cuối hành lang như xa hút. Sự lặng lẽ, nét u hoài của những người đến thăm nhà xác như càng tô đậm thêm không khí đau thương bao trùm cả nơi đây. Mùi hóa chất ướp xác và hơi dễ khiến những người yếu sức choáng váng.


    Nhưng dẫu thuộc danh sách những nơi đáng sợ nhất Sài Gòn, thì nhà Vĩnh Biệt vẫn như một minh chứng cho chữ tình giữa người với người, minh chứng cho câu “nghĩa tử là nghĩa tận” truyền đời của người Việt.



    hoalucbinh
    hoalucbinh


    Tổng số bài gửi : 2852
    Join date : 15/06/2012

    Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn Empty Re: Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn

    Bài gửi by hoalucbinh Fri Jun 16, 2017 7:15 am


    Sau đây chúng ta tiếp tục xem những câu chuyện
    thương tâm, oan khuất của các địa danh ở Sài Gòn....



    Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn 2255535508



    8.  Người con gái duy nhất trong biệt thự nhà họ Hứa .

    Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn Batang10

    Đây từng là ngôi nhà của đại gia Hứa Bổn Hỏa..

    Tuy giờ đây, đã trở thành Viện bảo tàng mỹ thuật TP.HCM nhưng tòa nhà của ông chủ họ Hứa vẫn mang nhiều bí ẩn về hồn ma của cô con gái duy nhất trong gia đình này.  
    Tọa lạc tại số 97, Phó Đức Chính, quận 1, dinh thự có 99 cửa này là một trong những công trình có kiến trúc đẹp nhất Sài Gòn xưa và cả ngày nay.


    Đây là ngôi nhà của đại gia Hứa Bổn Hỏa, từ trước 1975 đã có rất nhiều lời đồn đại cho rằng ngôi nhà này có ma.
    Rất nhiều người kể rằng nghe thấy tiếng khóc thảm thương văng vẳng từ căn phòng khóa kín cửa trong tòa nhà, chuyện về bóng cô gái mặc đầm ngủ trắng lướt nhanh qua các dãy hành lang, chuyện khuôn mặt người thảng thốt bỗng đâu xuất hiện… khiến người ta trở nên khiếp sợ tòa nhà này.
    Nguyên nhân của những tin đồn rùng rợn này xuất phát từ việc đứa con gái duy nhất của ông Hứa Bổn Hỏa bỗng nhiên biến mất.
    Có hàng chục người con trai nhưng chỉ được 1 mụn con gái nên đại gia Bổn Hỏa hết mực yêu chiều.
    Rồi một ngày không ai nhìn thấy cô con gái xinh đẹp xuất hiện nữa, từ đó những đêm khuya thanh vắng, từ trong toà nhà vẳng ra tiếng kêu khóc thảm thiết.


    Rồi đến một buổi sáng, người dân Sài Gòn bất ngờ thấy chú Hỏa đăng cáo phó thông báo con gái duy nhất của ông đã chết. Thông tin còn cho biết, do chết bất ngờ vào ngày trùng tang nên chỉ làm lễ sơ sài và an táng tại khu đất ở Long Hải thuộc khu nghỉ dưỡng của gia tộc.
    Người ta không tin Hứa Tiểu Lan – con gái Hứa Bổn Hỏa chết, vì có vài tên trộm đã cả gan đào mộ cô với hy vọng trộm được chút của cải chôn theo. Nhưng bất ngờ thay, quan tài trống rỗng và đây chỉ là “mộ gió”. Sự biến mất của Tiểu Lan, cùng tiếng khóc văng vẳng trong tòa nhà rơi vào vòng bí ẩn.
    Cho đến khi một quyển sách có nhan đề “Ngôi mộ cổ nhà họ Hứa” do tác giả Phạm Phong Dinh viết ra mắt tại hải ngoại người ta mới tạm giải thích được vì sao cửa phòng Hứa Tiểu Lan tuy đầy đủ tiện nghi nhưng lại luôn luôn đóng kín, tại sao quan tài không có thi hài, và tiếng khóc, và bóng cô gái mặc váy ngủ trắng rũ rượi lướt qua các hành lang.


    Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn Hua10

    Chuyện về Hứa Tiểu Lan trong dinh thự 99 cửa vẫn còn là bí ẩn..

    Lý do Phạm Phong Dinh đưa ra là Hứa Tiểu Lan bị mắc bệnh phong, vốn là một bệnh vô phương cứu chữa thời xưa. Vừa thương con, lại vừa sợ căn bệnh quái ác lây lan, nên ông đành phải nhốt con mình trong căn phòng kín. Từ một cô gái xinh đẹp, nay dung nhan tàn tạ vì phong cùi, Hứa Tiểu Lan trở nên điên loạn, hay gào thét thảm thiết trong đêm. Đó cũng giải thích lý do tại sao ngôi mộ kia lại không có xác người. Tuy nhiên, thực hư thế nào vẫn chưa rõ..


    hoalucbinh
    hoalucbinh


    Tổng số bài gửi : 2852
    Join date : 15/06/2012

    Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn Empty Re: Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn

    Bài gửi by hoalucbinh Fri Jun 16, 2017 7:21 am


    Sau đây chúng ta tiếp tục xem những câu chuyện
    thương tâm, oan khuất của các địa danh ở Sài Gòn....



    Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn 2255535508



    9.  Thuận Kiều Plaza vì sao hoang phế?.

    Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn Thuank10

    Cách đây 15 năm trước, Thuận Kiều Plaza, với 3 tòa nhà cao chọc trời ở vị trí đắc địa nhất đã trở thành biểu tượng cho sự thịnh vượng của Sài Gòn. Cứ ngỡ nơi đây sẽ là một trong những nơi giao thương, sinh sống sầm uất, tất bật nhất thành phố, nhưng cuối cùng Thuận Kiều plaza lại rơi vào hoang phế, vắng vẻ lạ thường.

    Đến “thám hiểm” Thuận Kiều plaza, chúng tôi hết sức ngạc nhiên khi Tòa tháp A kín cổng cao tường và dường như không có dấu vết của con người. Tòa tháp B là một khu phức hợp mua sắm nhưng cũng khá vắng vẻ, hàng loạt ky ốt bỏ hoang, đèn tắt tối tăm, bụi phủ.  Một vài khu nhà dưới trệt vẫn rực rỡ ánh đèn, nhưng vẻ thâm u, vắng lặng của tòa nhà chọc trời vẫn khiến người ta e ngại.

    Nằm trên đường Hồng Bàng, ngay khu trung tâm mua sắm của quận 5 và của cả thành phố, vậy tại sao Thuận Kiều plaza lại dần hoang phế? Câu hỏi này khiến người ta thêu dệt khá nhiều tin đồn về tòa nhà chọc trời này.
    Do trong lúc xây dựng, có 3 nhân công mất mạng tại công trình này nên người ta đồn rằng, linh hồn của 3 người đã ám lấy tòa nhà, không thể phát triển thịnh vượng.

    Có người còn cho rằng, 3 tòa tháp chọc trời rất giống hình… 3 cây nhang bốc khói giữa đất trời thì làm sao mà làm ăn nổi. Tuy tất cả các tin đồn ma quỷ về Thuận Kiều plaza chỉ là thêu dệt… cho vui nhưng lý do vì sao tòa nhà đồ sộ này thất thu trầm trọng vẫn là điều rất khó để giải thích..




     sưu tầm


    Sponsored content


    Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn Empty Re: Sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn

    Bài gửi by Sponsored content


      Hôm nay: Thu Mar 28, 2024 5:11 pm